Mô hình Beneish M-Score là gì ? Mô hình M-score xác định gian lận báo cáo tài chính

Đầu Tư Là Gì – Gian lận báo cáo tài chính là vấn đề được các nhà quản lý và nhà đầu tư rất quan tâm, đặc biệt  trong chứng khoán.Một số mô hình kinh tế lượng tài chính được sử dụng để chỉ ra gian lận trong báo cáo tài chính như mô hình Beneish – mô hình điển hình chứa đựng 8 tỷ số tài chính với các thông tin quan trọng trong báo cáo tài chính. Vậy Mô hình Beneish M-Score là gì ? Mô hình M-score xác định gian lận báo cáo tài chính , mời các bạn cùng theo dõi.

Gian lận tài chính là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới. Gian lận tài chính là hành động cố ý trái pháp luật, quy tắc hoặc chính sách với mục đích có được lợi ích tài chính trái phép.

Gian lận báo cáo tài chính là vấn đề được các nhà làm chính sách và nhà đầu tư quan tâm sâu sắc, vì đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm soát nền kinh tế và kết quả của việc đầu tư. Gian lận báo cáo tài chính có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Cách phổ biến để cải biến báo cáo tài chính theo chiều hướng có lợi cho bên khai báo bao gồm: Tăng doanh thu bằng cách ghi nhận doanh thu dự kiến trong tương lai; Tiết kiệm chi phí thông qua các phương tiện như vốn hóa chi phí hoạt động; Thổi phồng giá trị tài sản bằng cách không áp dụng lịch khấu hao phù hợp; Che giấu nghĩa vụ bảng cân đối kế toán của công ty và công bố không chính xác các giao dịch của các bên liên quan và một số giao dịch tài chính khác.

Công thức tính toán M-Score

Công thức của M-Score được xác định như sau:

M-Score = -4.84 + 0.0920 x DSRI + 0.528 x GMI + 0.404 x AQI + 0.892 x SGI + 0.115 x DEPI – 0.172 x SGAI + 4.679 x TATA – 0.327 x LVGI

Ta có thể dễ dàng nhận thấy đây là mô hình 8 biến. Trong mô hình này có sự phân chia khá rõ nét thành hai nhóm:

Nhóm 1 gồm các biến số giúp nhận diện gian lận: DSRI, AQI, DEPI, và TATA

Nhóm 2 gồm các biến số giúp phản ánh động cơ gian lận: GMI, SGI, SGAI và LVGI

Giá trị M dưới -2,22: Cho thấy công ty sẽ không phải là chủ thể thao túng báo cáo tài chính

Giá trị M lớn hơn -2,22: Báo hiệu rằng công ty có khả năng là chủ thể thao túng. Nghĩa là có xác suất lớn hay có nhiều khả năng về việc công ty chủ động thao túng báo cáo tài chính.

Xem thêm : Call Margin là gì? Khi nào thì bị Call Margin, Kinh nghiệm xử lý tài khoản khi bị Call Margin

Phân tích sâu từng biến số
3.1. DSRI (Days Sales Receivable Index): Chỉ số phải thu khách hàng so với doanh thu

Chỉ số này so sánh tỷ lệ phải thu trên tổng doanh thu của một năm so với năm trước đó, nếu chỉ số này lớn hơn 1, tỷ lệ phải thu trên tổng doanh thu của một năm lớn hơn năm trước đó, một khoản tăng bất thường trong số ngày phải thu sẽ có thể là dấu hiệu cho việc thao túng doanh thu.

3.2. GMI (Gross Margin Index): Chỉ số tỷ lệ lãi gộp

Trong đó: Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Đây là chỉ số đo lường tỷ lệ lãi gộp của năm trước so với năm nay. Lãi gộp sẽ bị giảm khi tỷ lệ này lớn hơn 1, tăng khi tỷ lệ này nhỏ hơn 1. Kỳ vọng của chỉ số này là một công ty với mức lợi nhuận thấp hơn năm trước thì có nhiều động cơ để thao túng lợi nhuận hơn.

3.3. AQI (Asset Quality Index): Chỉ số chất lượng tài sản

Chỉ số đo lường tỷ lệ tài sản dài hạn khác (ngoài nhà máy, tài sản và thiết bị) trên tổng tài sản của năm nay so với năm trước.

Nếu chỉ số AQI lớn hơn 1, điều đó có nghĩa công ty có thể tăng chi phí hoãn lại hoặc tăng tài sản hữu hình khác và tạo ra sự thao túng lợi nhuận.

3.4. SGI (Sales Growth Index): Chỉ số tăng trưởng doanh thu bán hàng

Chỉ số thể hiện sự so sánh giữa doanh thu năm nay và doanh thu năm trước. Nếu lớn hơn 1, chỉ số thể hiện sự tăng trưởng dương trong doanh thu của doanh nghiệp.

Thực chất tăng trưởng doanh thu không phải là chỉ số đo lường sự thao túng lợi nhuận, tuy nhiên những công ty có tăng trưởng doanh thu càng lớn, áp lực đặt lên ban lãnh đạo càng nhiều trong việc duy trì hiệu quả hoạt động của công ty và đạt được mục tiêu mới.

Vì vậy những công ty này sẽ có nhiều động cơ để thao túng lợi nhuận hơn.

3.5. DEPI (Depreciation Index): Chỉ số tỷ lệ khấu hao

Đo lường tỷ lệ khấu hao năm trước so với năm sau.

Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 có nghĩa rằng tài sản đang bị khấu hao ở mức độ chậm hơn. Điều này chỉ ra rằng công ty có thể nâng giả định về số năm của tài sản lên, hoặc áp dụng một phương pháp mới có thể giúp tăng lợi nhuận.

3.6. SGAI (Sales, General and Administration Expense Index): Chỉ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Chỉ số SG&A của năm sau so với năm trước.

Nếu chỉ số này lớn hơn 1, tỷ lệ SGA/Sale của năm sau tăng so với năm trước, đây có thể là 1 dấu hiệu thao túng lợi nhuận. TATA (Total Accrual on Total Assets): Chỉ số biến dồn tích so với tổng tài sản

3.7. LVGI (Leverage Index): Chỉ số đòn bẩy tài chính

LVGI đo lường đòn bẩy tài chính trong năm so với năm trước. Nếu LVGI lớn hơn 1, chỉ số thể hiện sự tăng lên trong đòn bẩy tài chính và đây là 1 động lực để thao túng lợi nhuận.

3.8. TATA (Total Accrual on Total Assets): Chỉ số biến dồn tích so với tổng tài sản
TATA = (Income from the Continuing Operations t – Cash Flows from the Operations t) / Total Assets t

TATA đo lường chỉ số biến dồn tích so với tổng tài sản. Nó đo lường mức độ mà các nhà quản lý thay đổi thu nhập dựa vào cách lựa chọn kế toán. Chỉ số này càng lớn thì khả năng thao túng lợi nhuận càng cao.

4. Mô hình M-Score 5 biến
M-score là một biến phân phối ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1. Do đó, khả năng có thao túng và quản trị lợi nhuận trong báo cáo tài chính có thể được tính toán bằng chỉ số M-Score thông qua chức năng trả về hàm phân phối chuẩn NORMSDIST trong ứng dụng Microsoft Excel.

Mô hình M score có thể thu gọn từ 8 biến xuống còn 5 biến, trong đó bỏ đi các biến không có ảnh hưởng trong mô hình cũ là SGAI, DEPI và LVGI.

M = -6.065 + 0.823*DSRI + 0.906*GMI + 0.593*AQI + 0.717*SGI + 0.107*DEP

5. Ứng dụng vào case PNJ thực tế
Đối với mô hình 8 biến Nếu kết quả M > -1.71 thì có thể kết luận rằng công ty có khả năng cao rằng công ty đang thao túng lợi nhuận. Con số này là -2.22 đối với mô hình 5 biến

Bằng việc sử dụng mô hình, Beneish có thể dự đoán đúng được 76% số lượng công ty thao túng lợi nhuận trên báo cáo tài chính trong khi chỉ xác định sai 17.5% những công ty không thao túng lợi nhuận.

Người viết sẽ dùng model này để kiểm tra thử đối với doanh nghiệp PNJ.

Trước hết, các dữ liệu đầu vào của model là như sau:Sau đó sử dụng model trên excel ta có các kết quả về các biến như sau:

Nếu M (8 biến)> -2.22: Có khả năng gian lận báo cáo tài chính

Nếu M ( 5 biến) > -1.78: Có khả năng gian lận báo cáo tài chính

Như vậy đối với PNJ, nếu sử dụng model 5 biến thì có thể kết luận rủi ro gian lận là thấp, nếu sử dụng model 8 biến thì công ty lại có rủi ro

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

8 Lệnh Giao Dịch Chứng Khoán Cơ Bản Nhà Đầu Tư Phải Biết [ 2022 ]

8 Lệnh Giao Dịch Chứng Khoán Cơ Bản Nhà Đầu Tư Phải Biết [ 2022 ]

Mỗi loại lệnh giao dịch chứng khoán đều có ý nghĩa và cách sử dụng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366