Đầu tư phi lợi nhuận là gì? 10 nguyên tắc hoạt động của Tổ chức Đầu tư phi lợi nhuận

Tổ chức phi lợi nhuận (Non Profit Organization – viết tắt NPO) là tổ chức hoạt động không vì lợi ích của các cổ đông mà vì lợi ích của các thành viên tổ chức hoặc một cộng đồng bên ngoài, hoặc vì mục đích từ thiện. Đầu tư phi lợi nhuận là gì? 10 nguyên tắc hoạt động của Tổ chức Đầu tư phi lợi nhuận

Đầu tư phi lợi nhuận là gì?

Tổ chức phi lợi nhuận hay tổ chức bất vụ lợi (tiếng Anh: nonprofit organization – viết tắt: NPO) là tổ chức không phân phối các quỹ thặng dư của nó cho các cá thể hay cổ đông mà sử dụng các quỹ này để tài trợ cho các mục tiêu hướng tới của tổ chức nhằm mục đích hướng tới cho toàn xã hội.

Các ví dụ của loại tổ chức này có thể là các quỹ từ thiện, hiệp hội thương mại, tổ chức nghệ thuật cộng đồng. Đa số các chính phủ hoặc cơ quan thuộc chính phủ phù hợp với định nghĩa này nhưng ở phần lớn các quốc gia chúng được xếp vào loại tổ chức khác và không được coi là các tổ chức phi lợi nhuận

Tổ chức phi lợi nhuận có thể là một tổ chức phi chính phủ nhưng tổ chức phi chính phủ có ý nghĩa rộng lớn hơn, có thể là tổ chức toàn cầu nhưng hoạt động độc lập và không có liên quan đến chính phủ của bất cứ quốc gia nào.

Tại nhiều quốc gia, muốn được công nhận là Tổ chức phi lợi nhuận cần theo một quy trình rõ ràng theo luật pháp nước sở tại và theo thông lệ quốc tế, để xin được công nhận.

Đặc thù của tổ chức phi lợi nhuận

Trong khi các tổ chức vụ lợi nhuận tồn tại để tìm kiếm và phân phối lợi nhuận kinh doanh sau khi đã đóng thuế cho các cổ đông thì các tổ chức phi lợi nhuận tồn tại chỉ nhằm cung cấp các chương trình và dịch vụ cho lợi ích cộng đồng. Thông thường các chương trình và dịch vụ này không được cung cấp bởi các thực thể tại địa phương hoặc quốc gia.

Chúng có thể tạo ra lợi nhuận, gọi chính xác hơn là thặng dư, nhưng các thặng dư như vậy phải được tổ chức đó giữ lại để tích lũy cho các chương trình và dịch vụ trong tương lai. Các thu nhập không thể đem ra làm lợi cho các cá nhân hoặc các nhà đầu tư.

Các tổ chức phi lợi nhuận có thể dùng các khoản quỹ nhỏ để thuê các cá nhân quản lý và lãnh đạo.

Trong quá khứ nhiều tổ chức phi lợi nhuận không chấp nhận điều này và xem đó là kinh doanh và chạy theo đồng tiền, nhưng kể từ cuối những năm 1980 đã phát triển một sự nhất trí rằng các tổ chức phi lợi nhuận có thể đạt được các sứ mệnh của chúng hiệu quả hơn bằng cách sử dụng một số phương thức tương tự được phát triển tại các xí nghiệp vụ lợi nhuận.

Các phương thức đó bao gồm việc quản lý nội bộ hiệu quả, bảo đảm tính có thể định khoản đối với các kết quả, giám sát hiệu quả các bộ phận hay dự án để đạt được việc sử dụng tốt nhất ngân quỹ và nhân lực. Điều này đòi hỏi việc quản lý và do đó việc quản lý tốt là cần thiết để sứ mệnh của tổ chức phi lợi nhuận có thể đạt được.

Mục đích của các hoạt động phi lợi nhuận

Khác với những tổ chức khác, các tổ chức phi lợi nhuận hướng mục tiêu hoạt động của mình đến các hoạt động mang tính cộng đồng, xã hội. Bằng cách này hay cách khác, họ chấp nhận những khoản chi phí lớn để đổi lại những giá trị khác mà họ cần.

Một số tổ chức lại mong muốn tạo ra một môi trường lành mạnh, bổ ích cho các cá nhân, hay thành cây cầu nối giữa các tầng lớp trong xã hội. Hầu hết xã hội mới chỉ biết đến các tổ chức phi lợi nhuận trong khi còn có đến sự tồn tại của những dự án phi lợi nhuận, là một bộ phận của các tổ chức, các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Dự án phi lợi nhuận thuộc một công ty, một tổ chức, một doanh nghiệp thường là một dự án độc lập, có một bộ phận chuyên trách về dự án, hoạt động vì nhiều mục đích như truyền thông, hoạt động cộng đồng…

Một số lĩnh vực thu hút nhiều các dự án phi lợi nhuận:

  • Các vấn đề về phúc lợi xã hội, an sinh xã hội
  • Môi trường
  • Đói nghèo
  • Các dự án phát triển cộng đồng

>>>>> Kiến thức cơ bản về chứng khoán Tải Sách PDF Học chứng khoán từ con số 0

CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN

TỔ CHỨC CÁ NHÂN

Hình thức tổ chức cá nhân cũng giống như một tổ chức từ thiện khác, chỉ khác ở chỗ là loại hình này có một nguồn cung cấp tài chính. Hình thức này có được doanh thu từ các khoản đầu tư, tài trợ cho các tổ chức từ thiện khác.

Trong khi đó các lĩnh vực như quyền con người, bình đẳng giới, chống bạo hành gia đình… chiếm tỷ lệ thấp. Người dân đánh giá cao vai trò của các tổ chức này đối với phát triển gia đình và cộng đồng. Theo kết quả nghiên cứu, các tổ chức xã hội, các phong trào từ thiện có vai trò rất lớn đối với phát triển kinh tế và xã hội.

HỢP TÁC XÃ

Do các thành viên làm chủ, có thể được hưởng lợi từ lợi nhuận của hợp tác xã, có chung một văn hóa rõ ràng khi theo đuổi các mục tiêu chung về kinh tế, xã hội hoặc văn hóa, mỗi thành viên đều có một phiếu bầu.

Có thể nhận thấy, hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam khá đa dạng, song tập trung vào một số lĩnh vực chính như: cứu trợ thiên tai, từ thiện, tình thương, giáo dục, phát triển, hỗ trợ cộng đồng, giảm nghèo, phát triển giáo dục, hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS, biến đổi khí hậu…

TỔ CHỨC HỮU NGHỊ ANH EM

Dựa trên sở thích hoặc niềm tin chung như sở thích về xã hội hoặc học thuật hoặc một sự nghiệp từ thiện.

QUỸ TƯƠNG HỖ

Gây quỹ từ chính các thành viên (thường là khách hàng), đa phần là dạng tổ chức tài chính, lợi nhuận được tái đầu tư tại quỹ hoặc để duy trì hay phát triển tổ chức.

Các tổ chức này đã và đang đóng góp tích cực vào thực hiện “dân chủ cơ sở”, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, hỗ trợ về mặt kỹ thuật; tập huấn và xây dựng năng lực; cung cấp dịch vụ; góp phần xác định vấn đề và giải pháp, mở rộng sự hiểu biết của công chúng về các vấn đề phát triển; nâng cao dân trí, bảo vệ hội viên; tham gia xã hội hóa các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, các hoạt động từ thiện nhân đạo; thực hiện những dịch vụ xã hội không vụ lợi, phi lợi nhuận.

DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

Có thể bán hàng hóa hoặc dịch vụ để gây quỹ cho các dự án cộng đồng, bất ký khoản doanh thu thặng dư nào đều được tái đầu tư vào doanh nghiệp để phục vụ cộng đồng.

Mặc dù mục tiêu của các tổ chức phi lợi nhuận không đặc biệt là tối đa hóa lợi nhuận, họ vẫn phải hoạt động như một doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính. Họ phải quản lý thu nhập của mình (cả tài trợ và quyên góp và thu nhập từ các dịch vụ) và chi phí để vẫn là một thực thể khả thi về tài chính.

PHÒNG THƯƠNG MẠI

Nhóm các doanh nhân tập hợp lại để thúc đẩy thương mại, đầu tư và hợp tác, thường gây quỹ từ phí thành viên của các doanh nghiệp địa phương.

Một tổ chức thành viên bầu ra hội đồng quản trị và có các cuộc họp thường xuyên và quyền sửa đổi các quy định. Một tổ chức chỉ dành cho hội đồng quản trị thường có một hội đồng tự chọn và một thành viên có quyền hạn được giới hạn ở những người được ủy quyền bởi hội đồng quản trị.

TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ (NGO)

Được nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế như Tổ chức y tế Thế Giới (WHO) tài trợ, hoạt động độc lập.

TỔ CHỨC TỪ THIỆN

Phải đăng ký dưới hình thức từ thiện, được miễn thuế, tất cả nguồn lực đều phải phục vụ cho các hoạt động từ thiện đã đề ra của tổ chức, có thể được tổ chức như quỹ ủy thác, công ty hoặc hiệp hội.

Các tổ chức phi lợi nhuận phải cẩn thận để cân bằng mức lương trả cho nhân viên so với số tiền được trả để cung cấp dịch vụ cho những người thụ hưởng của tổ chức phi lợi nhuận. Các tổ chức có chi phí lương quá cao so với chi phí chương trình của họ có thể phải đối mặt với sự giám sát theo quy định.

>>>>> Giao dịch hàng hóa phái sinh là gì? Top 10 Ưu điểm và rủi ro Giao dịch hàng hóa phái sinh

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Chú ý:

  • https://dautulagi com/dau-tu-phi-loi-nhuan-la-gi-10-nguyen-tac-hoat-dong-cua-to-chuc-dau-tu-phi-loi-nhuan/ (3)

Xem thêm

8 Lệnh Giao Dịch Chứng Khoán Cơ Bản Nhà Đầu Tư Phải Biết [ 2022 ]

8 Lệnh Giao Dịch Chứng Khoán Cơ Bản Nhà Đầu Tư Phải Biết [ 2022 ]

Mỗi loại lệnh giao dịch chứng khoán đều có ý nghĩa và cách sử dụng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366