Bạn đã bao giờ nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng một chỉ báo nào đó để giao dịch độc lập chưa? Trong hầu hết các bài viết về các chỉ báo trên Đầu tư là gì, nếu bạn quan sát kỹ, bạn sẽ thấy rằng chúng tôi luôn khuyên bạn nên kết hợp các chỉ báo hoặc sử dụng các công cụ và phương pháp khác. khi nói đến các chỉ báo vì hầu hết chúng không thể tự tạo thành một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có một chỉ báo có thể làm được điều này, tự nó có thể hoạt động như một hệ thống giao dịch độc lập và gần như hoàn chỉnh. Và đó là Ichimoku, một chỉ số rất nổi tiếng. Vậy Ichimoku là gì ? Cách sử dụng công cụ Ichimoku cloud để xác định điểm mua bán cổ phiếu.
Đám mây Ichimoku (Ichimoku Cloud) là một phương pháp phân tích kỹ thuật, phương pháp này kết hợp nhiều chỉ báo trong cùng một biểu đồ. Phương pháp này được sử dụng trên các biểu đồ hình nến như một công cụ giao dịch để giúp người dùng thấu hiểu các vùng giá hỗ trợ và vùng giá kháng cự tiềm năng. Nó cũng được sử dụng như một công cụ dự đoán, và nhiều nhà giao dịch sử dụng phương pháp này để xác định các chỉ dẫn xu hướng trong tương lai và động lượng thị trường.
Ichimoku Kinko Hyo là một trong những công cụ kinh điển vô cùng mạnh mẽ, được rất nhiều trader trên toàn thế giới tin dùng. Tuy nhiên, nó khá phức tạp, bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn đơn giản hóa mọi vấn đề của Ichimoku và chia sẻ về cách sử dụng công cụ này như thế nào cho hiệu quả.
Nhiều anh chị em trên Facebook đang quan tâm đến Ichimoku và cách sử dụng nó. Có lẽ vì sự phức tạp về hình thức của nó khiến các bạn hoang mang và không biết bắt đầu như thế nào. Do đó, thể theo yêu cầu, tôi sẽ chia sẻ một cách căn bản nhất về Ichimoku. Bài viết này dành cho những trader chưa biết gì về Ichimoku cũng như các trader đang sử dụng công cụ khác đang muốn tìm hiểu thêm về Ichimoku.
ICHIMOKU LÀ GÌ, NGHE GIỐNG TIẾNG NHẬT QUÁ VẬY ?
Đúng là đồ Nhật chính hiệu, Ichimoku là một bộ các indicator được thiết kế để trở thành một hệ thống riêng biệt. Những indicators này có vai trò xác định kháng cự / hỗ trợ, xác định xu hướng và xác định luôn có điểm vào lệnh cho trader. Do tính đa dụng (nhiều công dụng) như vậy, nên Ichimoku là một hệ thống riêng biệt và không cần phải kết hợp với bất kỳ một indicator hoặc phương pháp nào cả. Đám mây Ichimoku được khái niệm hóa vào cuối những năm 1930 bởi một nhà báo người Nhật tên là Goichi Hosada. Tuy nhiên, chiến lược giao dịch sáng tạo của ông chỉ được công bố vào năm 1969, sau nhiều thập kỷ nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật. Hosada gọi nó là Ichimoku Kinko Hyo, dịch từ tiếng Nhật là “biểu đồ cân bằng trong nháy mắt.
Đầu tiên hãy nói về ý nghĩa của cái tên Ichimoku Kinko Hyo, theo tiếng Nhật (Kanji):
Ichimoku có nghĩa là Trong nháy mắt hay Một cái nhìn thoáng qua
Kinko là Cân bằng
Hyo là Biểu đồ.
Vì vậy chúng ta có thể hiểu ý nghĩa tổng thể của cái tên này là Sự cân bằng của biểu đồ trong nháy mắt hoặc Một cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của biểu đồ.
Chỉ với ý nghĩa của cái tên thôi cũng giúp chúng ta phần nào hình dung ra bản chất của chỉ báo Ichimoku là gì.
Ichimoku Kinko Hyo là một hệ thống nhận dạng xu hướng dựa trên đường trung bình động (Moving Average). Biểu đồ sử dụng Ichimoku chứa nhiều dữ liệu hơn so với một biểu đồ thông thường, chính vì thế nó giúp chúng ta nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh hơn về hành động giá.
Chỉ báo Ichimoku là một quá trình nghiên cứu vô cùng kỳ công và được sự hỗ trợ của rất nhiều con người: Hosoda đã dành đến 4,5 năm trời cùng với sự tính toán của hơn 2000 sinh viên chỉ để cho ra một chỉ báo toàn tập với những con số cơ bản và cực kỳ quan trọng là 9; 17; 26 mà chúng ta vẫn thường dùng trong chỉ báo Ichimoku ngày nay.
Những con số trong chỉ báo Ichimoku có ý nghĩa về cả Không gian & thời gian, về Dao động sóng và Đo lường giá trị. Để nói chi tiết về những con số này, e là sẽ phải cần thêm rất nhiều chữ và nhiều thời gian hơn nữa.
Hosoda đã tạo ra chỉ báo Ichimoku là một công cụ toàn tập có thể hoạt động như một hệ thống giao dịch độc lập hiệu quả nhất,
Có thể nói Ichimoku là chỉ báo “tất cả trong một” toàn diện nhất trong số rất nhiều chỉ báo được biết đến hiện nay, nó chứa đựng tất cả những gì mà một trader muốn có ở một Indicator.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Đối với những chỉ báo nổi tiếng như Moving Average hay Bollinger Bands, thông thường chúng ta sẽ cần phải kết hợp chúng với những công cụ hỗ trợ khác để xây dựng nên một hệ thống giao dịch đạt được hiệu quả tốt nhất, nhưng với Ichimoku điều đó gần như không cần thiết.
Đây là một chỉ báo gồm nhiều thành phần, trong đó bao gồm các thành phần có vai trò xác định xu hướng, mức hỗ trợ/kháng cự và các điểm vào lệnh/thoát lệnh một cách cụ thể.
Chính những điều đó khiến Ichimoku có thể hoạt động như một hệ thống giao dịch độc lập và cũng là điều khiến Ichimoku trở nên khác biệt so với những chỉ báo khác.
Phương pháp này hoạt động như thế nào ?
Hệ thống Đám mây Ichimoku hiển thị dữ liệu dựa trên cả các chỉ báo dẫn đường (dự đoán xu hướng) và chỉ báo sau, và biểu đồ được tạo thành từ năm đường:
Đường Chuyển đổi (Tenkan-sen): trung bình động của 9 kỳ.
Đường Cơ sở (Kijun-sen): trung bình động củ 26 kỳ.
Khoảng thời gian Dẫn đường A (Senkou Span A): trung bình động của các Đường Chuyển đổi và Đường Cơ sở được dự đoán cho 26 kỳ trong tương lai.
Khoảng thời gian Dẫn đường B (Senkou Span B): trung bình động của 52 kỳ được dự đoán cho 26 kỳ trong tương lai.
Khoảng thời gian Sau (Chikou Span): giá đóng cửa của kỳ hiện tại được dự đoán cho 26 kỳ trước.
Khoảng cách giữa Khoảng thời gian Dẫn đường A (3) và Khoảng thời gian Dẫn đường B (4) tạo ra đám mây (Kumo), đây có khả năng là yếu tố đáng chú ý nhất của hệ thống Ichimoku. Hai đường này là 26 giai đoạn được dự đoán cho tương lai để đưa ra những thông tin dự báo và, do đó, được coi là chỉ báo dẫn đường. Mặt khác Chikou Span (5) là chỉ báo sau dự báo 26 kỳ trong quá khứ.
Theo mặc định, các đám mây được hiển thị màu xanh lá cây hoặc màu đỏ – để kết quả dễ đọc hơn. Đám mây màu xanh lá cây được tạo ra khi Khoảng thời gian Dẫn đường A (đường đám mây màu xanh lá cây) cao hơn so với Khoảng thời gian Dẫn đường B (đường đám mây màu đỏ). Đương nhiên, đám mây màu đỏ được tạo ra trong tình huống ngược lại.
Xem thêm : Đặt lệnh mua cổ phiếu tại thời điểm nào để có giá tốt nhất trong phiên không bị mua hớ (…….)
Đường Tenkan-sen (đường tín hiệu): đường màu xanh, được tính bằng trung bình cộng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 9 kỳ.
2. Đường Kijun-sen (đường xu hướng): đường màu đỏ, được tính bằng trung bình cộng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 26 kỳ.
3. Senkou Span A: trung bình cộng của Tenkan-sen và Kijun-sen. Đường này được coi là đường dự báo tương lai vì nó đi trước giá 26 cây nến.
4. Senkou Span B: được tính bằng trung bình cộng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 52 kỳ. Đường này cũng được coi là đường dự báo tương lai vì nó đi trước giá 26 cây nến.
Senkou Span A và Senkou Span B hợp lại tạo thành đám mây Kumo, dẫn hướng cho giá trước 26 kỳ.
5. Chikou Span (màu xanh lá cây): đường trễ, nó là đường giá hiện tại được làm trễ đi 26 kỳ.
Sau đây là chiến lược sử dụng cho Ichimoku. Trader sẽ sử dụng đám mây Kumo (tạo bởi Senkou Span A và Senkou Span B) để xác định xu hướng hiện tại và quyết định xem sẽ BUY hay sẽ SELL. Giá nằm dười đám mây Kumo thì chúng ta SELL và chỉ SELL, giá nằm trên đám mây thì chúng ta BUY và chỉ BUY.
Một khi xác định được hướng đi, Trader chờ cho giá hồi về đường Kijun-sen (đường xu hướng) và bắt đầu cắt qua Tenkan-sen (đường tín hiệu) thì mới bắt đầu vào lệnh.
Cụ thể với chiến lược MUA khi:
1. Giá nằm phía trên mức thấp nhất của đám mây Kumo. Đám mây sẽ là hỗ trợ tốt cho giá.
2. Giá di chuyển xuống dưới đường màu đỏ Kijun-sen (đường xu hướng) tạo trạng thái pullback cho giá.
3. Giá hồi lại bằng cách cắt lên đường màu xanh Tenkan-sen (đường tín hiệu)
Cụ thể với chiến lược BÁN khi:
1. Giá nằm phía dưới mức cao nhất của đám mây Kumo. Đám mây sẽ là kháng cự tốt cho giá.
2. Giá di chuyển lên trên đường màu đỏ Kijun-sen (đường xu hướng) tạo trạng thái pullback tăng cho giá.
3. Giá hồi lại bằng cách cắt xuống đường màu xanh Tenkan-sen (đường tín hiệu)
Xem thêm :
Cổ phiếu khuyến nghị là gì ? Danh Sách Cổ Phiếu Khuyến nghị cập Nhật liên tục ở đâu ?
Cách Đọc Một Bản Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Áp Dụng Trong Đầu Tư Cổ Phiếu Như Nào ?
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm chơi chứng khoán mà các bạn không nên bỏ qua. Hiểu rõ được các cơ chế và những ưu nhược điểm của phương thức đầu tư này sẽ cho bạn thu lại lợi nhuận cao hơn.
Hy vọng những chia sẻ của Đầu tư là gì sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc về cách mua hoặc bán cổ phiếu trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu Thông tin đầu tư sẽ giúp bạn đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn! Chúc các bạn đầu tư thành công!
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết NHỮNG QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA TTCK VIỆT NAM BẠN CẦN BIẾT để hiểu hơn về Thị Trường Chứng Khoán nhé.
Lựa chọn đầu tư là ở mỗi người, nhưng lựa chọn đúng sẽ quyết định rất lớn đến thành công trong tương lai. Chúc các bạn thành công!
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.
Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả