Đầu Tư Năm 2022 thời của các công ty thoái vốn nhà nước làm ăn tốt

TCDN – Tổng công ty cổ phần Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco; Tập đoàn FPT; Tổng công ty cổ phần Bảo Minh; Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong; Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam; Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam phải thực hiện thoái vốn trong năm 2022. Đầu Tư Năm 2022 thời của các công ty thoái vốn nhà nước làm ăn tốt

Mới đây, Bộ Tài chính có văn bản gửi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) đề nghị triển khai thoái vốn năm 2021 theo kế hoạch đã được thông qua; trong đó, tập trung triển khai thoái vốn tại ba doanh nghiệp là Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán: BVH), Tổng CTCP Bảo Minh (mã chứng khoán: BMI) và CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã chứng khoán: NTP).

Sau thông tin này, cả 3 cổ phiếu BVH và BMI, NTP đều tăng lên giá trần (phiên 25/10). Các mã cổ phiếu này sau đó có nhịp điều chỉnh, nhưng xu hướng chung hiện nay vẫn tiếp tục đi lên.

>>>>> Món quà lì xì đầu năm của Đầu Tư Là Gì cho những ai có duyên

6 doanh nghiệp phải thoái vốn năm 2022.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS), cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước cùng với kỳ vọng vào thị trường mới nổi là động lực tăng trưởng dài hạn của thị trường. Hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn và góp phần mở rộng quy mô và gia tăng thanh khoản thị trường. Tuy nhiên, tiến độ thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước cũng chưa đạt kế hoạch đề ra.

Do đó, dư địa các doanh nghiệp cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại Việt Nam còn rất lớn; trong đó, một số doanh nghiệp lớn đang được tập trung hoàn thành IPO (bán cổ phần lần đầu ra công chúng) và thoái vốn trong thời gian tới.

Theo đó, với giá trị cổ phiếu niêm yết tham chiếu trên sàn giao dịch chứng khoán ngày 23/8/2021, Cục Tài chính doanh nghiệp dự kiến nguồn thu từ thoái vốn nhà nước trong năm 2022 đối với 6 doanh nghiệp như sau:

Để đạt được tối thiểu 10.000 tỷ đồng: cần thực hiện thoái vốn Nhà nước tại 5 doanh nghiệp là (1) Tập đoàn FPT (giá trị dự kiến thu về là 4.188 tỷ đồng với giá trị 91.000 đồng/cổ phần), (2) Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (giá trị dự kiến thu về là 1.778 tỷ đồng với giá trị 38.400 đồng/cổ phần); (3) Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (giá trị dự kiến thu về là 2.303 tỷ đồng với giá trị 52.700 đồng/cổ phần), (4) Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (giá trị dự kiến thu về là 1.269 tỷ đồng với giá trị 24.000 đồng/cổ phần), (5) Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (giá trị theo mệnh giá 160 tỷ đồng).

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cơ bản đồng ý với báo cáo tổng kết và ý kiến phát biểu của đại biểu tham dự, đồng thời nhấn mạnh một số nội dung nổi bật như: Tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp với điểm sáng là thu ngân sách công ty mẹ của 17/19 tập đoàn vượt 12% so với kế hoạch đề ra. Ủy ban đã cơ bản bảo toàn được vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, là thành tích đáng được ghi nhận và biểu dương.

Theo Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN), ngân sách thâm hụt do dịch COVID-19 thúc đẩy khả năng đẩy nhanh qua trình thoái vốn. Nhu cầu vốn cho đầu tư công cho giai đoạn 2021-2025 khoảng từ 32-34% GDP (từ 2 -2,14 triệu tỷ đồng) với mục tiêu tỷ lệ giải ngân đạt 90% kế hoạch. Trong khi đó, kế hoạch đầu tư công cho năm 2021 chỉ tương đương 7,3% GDP. Do đó, nhu cầu vốn đầu tư công cho giai đoạn 2022-2025 là rất lớn.

Để đạt được tối thiểu 30.000 – 40.000 tỷ đồng: ngoài việc thực hiện thoái vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp trên  cần thực hiện thoái vốn nhà nước tại Sabeco với giá trị phần vốn nhà nước dự kiến thu về là 32.320 tỷ đồng (với giá trị 140.000 đồng/cổ phần).

Tuy nhiên, để đảm bảo tính cẩn trọng, khả thi, Cục Tài chính doanh nghiệp dự kiến nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn từ các doanh nghiệp trung ương trong năm 2022 có khả năng đạt được khoảng từ 15.000 – 20.000 tỷ đồng.

Đối với các doanh nghiệp do các địa phương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, do việc triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn tại địa phương cần thời gian (xây dựng kế hoạch, tiến hành các bước đúng quy trình thủ tục) nên nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp thuộc địa phương triển khai trong năm 2022 sẽ được nộp vào NSNN địa phương trong các năm sau.

Cũng theo Bộ Tài chính, thị trường bảo hiểm duy trì được tốc độ tăng trưởng tích cực trong 11 tháng năm 2021. Tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 191.457 tỷ đồng, tăng 15,91% so với cùng kỳ năm 2020; tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 673.423 tỷ đồng, tăng 19,03%. Các doanh nghiệp này đầu tư trở lại nền kinh tế 561.489 tỷ đồng, tăng 20,82%.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Thị trường chứng khoán sẽ được mở rộng về quy mô khi tăng cả về số lượng doanh nghiệp niêm yết và vốn hóa thị trường. Theo Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến thiết (VNCS), ông Đỗ Bảo Ngọc, đây là một trong những điều kiện để xét nâng hạng, thị trường chứng khoán có thêm hàng hóa chất lượng và nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có thêm cơ hội đầu tư mới tiềm năng.

Để đảm bảo kế hoạch thu từ cổ phần hóa, thoái vốn cho Ngân sách địa phương năm 2022, Cục Tài chính doanh nghiệp đã trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố còn dư khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn từ năm 2020 trở về trước chưa nộp về NSNN (các khoản tồn đọng trước khi có Nghị quyết của Quốc hội được giữ lại địa phương) hoặc được giữ lại địa phương theo Nghị quyết của Quốc hội, thực hiện nộp vào Ngân sách địa phương.

Nếu không có những rà soát, đánh giá, đề xuất cụ thể cho từng trường hợp và trên cơ sở đúng luật, phối hợp, tôn trọng chính tiếng nói nhà góp vốn liên doanh tại doanh nghiệp, thì TP HCM sẽ rất khó gỡ “mớ bòng bong” tái sắp xếp, cổ phần hóa các DNNN theo danh mục. Cái khó, đầy tính bị động của TP HCM phải chăng cũng đã và đang là điểm “khó bao trùm” trong công tác này ở nhiều địa phương khác?

Theo tính toán của Cục Tài chính doanh nghiệp thì khoản tồn, dư từ cổ phần hóa, thoái vốn tại các địa phương có thể nộp vào Ngân sách địa phương trong năm 2022 là khoảng 10.000 tỷ đồng (số tiền thu từ cổ phần hóa, thái vốn nhà nước của các doanh nghiệp thuộc Thành phố Hà Nội là khoảng 7.000 tỷ đồng, Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1.700 tỷ đồng, các địa phương khác khoảng 1.700 tỷ đồng).

>>>>> Đầu tư 1 tỷ vào chứng khoán cách để không Mất sạch tiền vì chơi chứng khoán

Thoài vốn là gì?

Thoái vốn là việc giảm một hay một số loại tài sản cho các mục tiêu về chính trị, tài chính, đạo đức,… hiện đang có của một công ty. Trong đầu tư, thoái vốn là một hình thức rất phổ biến, khi mà các cá nhân hay nhà đầu tư muốn rút vốn đầu tư của mình.

Thuật ngữ thoái vốn trong tiếng Anh là Divestment. Thoái vốn là thuật ngữ đối lập với đầu tư và thường xảy ra khi một tài sản hoặc một bộ phận của công ty con không hoạt động như mong đợi.

Nhìn chung, việc thoái vốn là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau bởi lẽ vì nó có thể là một phần nằm trong chiến lược trái cấu trúc của công ty, có thể là một chương trình chính trị hoặc cũng có thể là do sức ép của xã hội. Tùy theo những nguyên nhân cụ thể mà công ty sẽ có phương án giải quyết thỏa tháng tại thời điểm thoái vốn.

Thoái vốn về bản chất là hoạt động nhằm mục đích chính đó là để giảm bớt một số loại tài sản cho các mục đích tài chính, hay nhằm phục vụ mục đích khác hiện có của một doanh nghiệp. Trong đầu tư, thoái vốn là một hình thức rất phổ biến biểu hiện là các chủ thể là những nhà đầu tư hoặc cá nhân muốn rút vốn đầu tư của mình.

Khi một công ty bán tài sản của mình thì thông thường sẽ là để nhằm mục đích cải thiện giá trị công ty và đạt được hiệu quả cao hơn, thì công ty đó đang thực hiện thoái vốn. Tài sản có thể được thoái vốn là công ty con, bộ phận kinh doanh, bất động sản, thiết bị và các tài sản khác.

Thoái vốn nhà nước là gì?

Thoái vốn nhà nước là hình thức nhà nước rút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước thông qua việc tiến hành cổ phần hóa, thu hồi vốn bằng cách bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Trong hoạt động thoái vốn của công ty cổ phần có rất nhiều quy định được đưa ra nhằm yêu cầu công ty cổ phần phải nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định pháp luật.

Việc rút vốn có thể là một phần chiến lược trong cơ cấu công ty hay từ chủ đích riêng của chủ thể. Tuy nhiên, chính doanh nghiệp sẽ nhận những tác động không hề nhỏ. Tùy vào mọi doanh nghiệp sẽ có phương hướng giải quyết phù hợp nhằm tránh ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của mình.

Thoái vốn Nhà nước là việc làm của Chính phủ hoặc tổ chức Nhà nước nhằm bán hoặc thanh lý công ty con, tài sản, giảm chi phí vốn,… Thoái vốn Nhà nước nhằm tạo điều kiện phân bổ lại nguồn lực cho các khu vực sản xuất hiệu quả hơn trong một tổ chức, hoặc dự án do Chính phủ tài trợ.

Hiểu được đúng bản chất thoái vốn giúp các tổ chức, doanh nghiệp không bị hoang mang, bởi đây là hiện tượng kinh tế hết sức bình thường.

Lí do dẫn đến thoái vốn

Lí do phổ biến nhất dẫn đến thoái vốn đó chính là để bán các bộ phận kinh doanh không phải là hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Các công ty sở hữu các đơn vị kinh doanh hoạt động trong các ngành khác nhau có thể cho đội ngũ quản lí không tập trung vào hoạt động cốt lõi của công ty.

Việc xảy ra thoái vốn là nhằm loại bỏ đi một số công ty, doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả hoặc không phải ngành kinh doanh chính, giúp thu hồi và tập trung nguồn vốn cho việc phát triển vào các bộ phận kinh doanh khác.

Thoái vốn được xem là một bộ phận kinh doanh quan trọng, giúp giải phóng cả về mặt thời gian và nguồn vốn nhằm giúp cho ban lãnh đạo của công ty mẹ có thể tập trung tối đa nhất vào hoạt động chính và chuyên môn của mình.

Tổng giá trị thanh lý tài sản cá nhân của công ty vượt quá giá trị thị trường của tài sản kết hợp của công ty. Điều này thúc đẩy công ty bán bớt những gì có giá trị hơn khi thành lý do với việc giữ lại.

Thoái vốn do doanh nghiệp áp lực từ xã hội, chính trị, cổ đông… nhờ vậy giúp công ty có thể tăng cường sự ổn định.

Doanh nghiệp thoái vốn do áp lực từ cổ đông, chính trị, xã hội.

Nếu việc kinh doanh của doanh nghiệp không tiến triển và hiệu quả, các nhà đầu tư sẽ đảm bảo lợi ích của mình bằng việc thoái vốn.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

8 Lệnh Giao Dịch Chứng Khoán Cơ Bản Nhà Đầu Tư Phải Biết [ 2022 ]

8 Lệnh Giao Dịch Chứng Khoán Cơ Bản Nhà Đầu Tư Phải Biết [ 2022 ]

Mỗi loại lệnh giao dịch chứng khoán đều có ý nghĩa và cách sử dụng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366