Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 34: Top 3 ứng dụng của EMA cho người mới bắt đầu chơi chứng khoán

Chào mọi người, mình quay trở lại rồi đây. Có vẻ như thị trường đang dần hồi phục trở lại, nên nếu có thể mình sẽ viết một bài quan điểm điểm đầu tư vào các nhóm ngành của thị trường, hy vọng sẽ giúp ích được cho mọi người tìm được công ty tiềm năng. OK! Quay lại với chuyên mục chính mỗi cuối tuần thôi nhỉ. Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 34: Top 3 ứng dụng của EMA cho người mới bắt đầu chơi chứng khoán.

Ở tuần trước mình đã giải thích xong về kháng cự, hỗ trợ và trung bình động MA. Tuy nhiên trung bình động MA thì lại phản ứng quá chậm với giá, và để khắc phục điều đó chúng ta có đường trung bình động EMA.

Exponential Moving Average (EMA) là đường trung bình động hàm mũ. Vì bản chất cũng là đường trung bình động nên nó cũng có tính chất tương tự như MA. Dưới đây là một số ứng dụng của EMA:

  1. Xác định trend tăng giảm ngắn hạn

  2. Xác định đường kháng cự (EMA50)

  3. Xác định vùng kháng cự (EMA10 và EMA20)

Chính nhờ việc EMA phản ứng nhanh hơn với giá, nên có thể dùng EMA với các đồ thị biến động và phù hợp hơn với khung thời gian ngắn hạn. Đây là một trong những phương pháp mình rất ưa thích khi mua lướt, đơn giản nhưng hiệu quả cao.

Tuy nhiên không thể áp dụng được EMA cho tất cả các đồ thị, để có thể dùng EMA các NĐT cần hiểu bản chất của công ty đang xét và bản chất của lý thuyết trên. Dưới đây là chi tiết lý thuyết về EMA và ứng dụng của nó.

Đường trung bình động EMA

MA hay Moving Average nghĩa là trung bình động hay trung bình trượt, là một chỉ báo phân tích kỹ thuật trên các thị trường tài chính như chứng khoán, forex, tiền điện tử. Đường MA là tập hợp tất cả các giá trị trung bình của giá cả trên thị trường trong một giai đoạn nhất định. MA là một chỉ báo chậm và công dụng chính của nó là làm mượt dữ liệu giá.

Dữ liệu để tính toán giá trị của MA mà các nhà giao dịch thường sử dụng chính là giá đóng cửa của tài sản, mặc dù về mặt lý thuyết, các nhà phân tích có thể dùng giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, trung bình của giá cao nhất và thấp nhất, hoặc thậm chí trung bình của giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa. Trên thực tế, giá đóng cửa được ưu tiên đưa vào công thức vì nó là giá trị quan trọng nhất trong suốt một phiên giao dịch, thể hiện được kết quả cuối cùng của phiên giao dịch đó.

EMA là đường trung bình động hàm mũ được tạo ra để giải quyết vấn đề phản ứng chậm với biến động của MA.

EMA hay Exponential Moving Average (EMA) – Đường trung bình động hàm mũ (EMA) là một dạng trung bình động (MA) mà dựa vào công thức tính toán đặt trọng số theo cấp số nhân phản ứng đáng kể hơn với những thay đổi giá gần đây, so với đường trung bình động đơn giản (SMA) chỉ áp dụng trọng số bằng nhau cho tất cả các chu kỳ, giúp EMA làm mượt đường giá hơn so với SMA.

>>>>> Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 32: Top 10 bộ nến Nhật thường thấy khi đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Đặc điểm của đường EMA

Nếu các nhà đầu tư đang tìm kiếm một công cụ chỉ báo indicator đi sau và phản ánh được xu hướng biến động về giá hoàn hảo thì đường EMA là một lựa chọn tuyệt vời. Đường EMA có những đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Đây là công cụ có khả năng cung cấp dữ liệu mới nhất và nhanh nhất về sự biến động giá so với các chỉ báo khác.
  • Việc sử dụng EMA sẽ không bị thay đổi dù cho loại bỏ hoặc thay đổi các số liệu cũ, tin tức lại cập nhật nhanh hơn. Nhưng vì cập nhật giá quá nhanh EMA lại không thể kiểm soát được mức giá biến động ảo nên dễ xảy ra các trường hợp sai số. Thông thường sự sai số này bắt nguồn từ việc đảo chiều nhanh chóng của các tín hiệu giao dịch.
  • Nếu lựa chọn khung thời gian dài hơn thì EMA có khả năng quan sát kỹ hơn sẽ ít bị sai số nhưng không thể kiểm soát được các điểm đổi chiều.

Cách tính EMA

Bước 1: Tính đường trung bình động giản đơn SMA cho giá trị EMA ban đầu. Đường trung bình động hàm mũ (EMA) phải bắt đầu từ một vị trí cụ thể trong quá khứ, do đó, đường trung bình động giản đơn SMA được sử dụng như EMA của chu kỳ trước trong lần tính toán đầu tiên.

Bước 02: Thứ hai, tính toán hệ số nhân.

Bước 03: Tính Trung bình động theo hàm mũ cho mỗi khoảng thời gian giữa giá trị EMA ban đầu và thời gian hiện tại bằng cách sử dụng giá, số nhân và giá trị EMA của khoảng thời gian trước đó.

Công thức tính:

EMA [today] = (Price [today] x K) + (EMA [yesterday] x (1 – K))

Trong đó:

  • K = 2 ÷(N + 1)
  • N = chu kỳ của EMA (VD: 5 ngày, 10 ngày hoặc 10 giờ, 20 giờ…)
  • Price [today] = Giá đóng cửa của nến hiện tại.
  • EMA [yesterday] = Giá trị EMA của nến trước đó
  • EMA [today] = Giá trị EMA của nến hiện tại

>>>>> Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 33: Xác định được vùng nên mua và vùng nên bán.cho người mới bắt đầu

So sánh đường EMA với MA

Đường MA ra đời trước EMA, và được sử dụng chủ yếu trong thị trường chứng khoán thời kỳ trước. Những người dùng quen MA từ thị trường chứng khoán cũng mang tư duy đó sang Forex và Crypto, nên có thể bây giờ chúng ta vẫn bắt gặp vài trader sử dụng MA. Sau đó đường EMA ra đời và chứng minh được ưu điểm của nó, dần dần được sử dụng rộng rãi hơn cả MA.

Bản chất đường MA là đường trung bình, có tác dụng làm mượt giá của đồ thị. Như vậy nó đã có độ trễ nhất định so với đường giá. Và do cách tính toán nên đường MA còn trễ hơn đường EMA nữa, do đó nếu dùng MA thì chúng ta sẽ bị trễ thêm 1 nhịp so với đường EMA.

SMA đã thấp hơn nhiều so với kết quả ta có ban đầu, khiến trader nghĩ giá đổi chiều đi xuống nhưng thực ra sự biến động ngày hai chỉ là do tin xấu ảnh hưởng mà thôi.

Đến đây, ta có thể thấy vấn đề tồn tại là do SMA quá đơn giản và không lọc được hết những tín hiệu nhiễu. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế này, những người tham gia trade coin cần dùng đến đường EMA.

Khác với SMA, EMA sẽ đặt trọng số vào những kỳ gần nhất, cụ thể là giá ở ngày 3, 4 và 5 ở ví dụ trên, nghĩa là những thay đổi ngày 2 sẽ ít giá trị và không tạo ra tác động lớn như SMA.

Khung thời gian EMA phổ biến

Tùy vào chiến lược và phương pháp của mỗi nhà giao dịch để căn chỉnh mức thời gian cho phù hợp. Một số khung thời gian nhất định được các nhà giao dịch đã thử nghiệm như:

  • Dài hạn: Các chỉ số thiết lập trên trong EMA gọi là khung thời gian, và phổ biến nhất được nhiều nhà giao dịch sử dụng là các mức như 50; 100; 200 cho khung dài hạn.
  • Ngắn hạn: Nếu là nhà giao dịch ngắn hạn, thường họ sẽ sử dụng đường EMA 12 và 26 là tốt nhất.
  • Nếu thấy đường EMA200 trong xu hướng tăng dài hạn nhưng vẫn nằm dưới đường giá. Sau đó giá giảm và chạm vào đường EMA200 thì đây là vùng hỗ trợ.
  • Nếu đường EMA200 trong xu hướng giảm dài hạn, và nằm dưới đường giá. Khi này nếu giá tăng lên và chạm vào đường EMA 200 thì đây là vùng kháng cự.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 50: Có nên chơi chứng khoán Việt Nam 2022 hay không?

Qua bài viết này bạn hiểu được có nên chơi chứng khoán ở thời điểm …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366