Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 33: Xác định được vùng nên mua và vùng nên bán cho người mới bắt đầu

Chào mọi người mình quay trở lại rồi đây. Sau khi viết xong bài hôm trước thì có một số anh chị bảo mình viết thêm bài về đường trung bình động MA, sau khi nhận được phản hồi tích cực như vậy thật sự là mình rất vui và có thêm động lực để cuối tuần tập trung viết bài. Hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu. Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 33: Xác định được vùng nên mua và vùng nên bán cho người mới bắt đầu

Vùng mua và vùng bán

Vùng bán và vùng mua hay còn gọi (vùng Hỗ trợ – Support và kháng cự – Resistance) là hai thuật ngữ đã quá quen thuộc với những nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán hay Forex. Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 33: Xác định được vùng nên mua và vùng nên bán cho người mới bắt đầu

Vùng bán và vùng mua hay còn gọi là vùng hỗ trợ và kháng cự được sử dụng nhiều nhất đối với các nhà phân tích kỹ thuật. Đây là vùng giá  trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá mà ở đó xu hướng được kỳ vọng sẽ đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.

Hỗ trợ là vùng giá mà ở đó xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều tăng. Tại vùng này, lực mua sẽ chiếm ưu thế so với lực bán.

Kháng cự là vùng giá mà ở đó xu hướng tăng được kỳ vọng sẽ đảo chiều giảm. Tại vùng lại, lực bán sẽ chiếm ưu thế so với lực mua.

Ở bài này chúng ta sẽ  tìm hiểu về những kiến thức được coi là nền tảng của phân tích kỹ thuật và hầu hết mọi phương pháp phân tích đều quy về xác định chúng. Đó chính là:

  1. Vùng kháng cự, hỗ trợ.

  2. Đường trung bình động MA.

Có thể đến đây thì sẽ có nhiều người sẽ nghĩ là tại sao coi những lý thuyết này là bản chất của các phương pháp còn lại? Bởi vì các phương pháp phân tích còn lại hầu hết được chứng minh từ đường trung bình động MA, để phục vụ cho việc xác định vùng kháng cự và hỗ trợ. Từ đó ta có thể xác định được vùng nên mua và vùng nên bán.

Như vậy có thể nói là có rất nhiều cách để xác định vùng kháng cự và hỗ trợ. Tuy nhiên cách cơ bản và dễ thấy nhất là xác định từ đỉnh và đáy trong quá khứ. Đây cũng là lý thuyết mà hôm nay mình sẽ hướng dẫn mọi người.

Với Đường MA, đây là phương pháp phân tích mà mình cực kỳ ưa thích. Bởi tính đơn giản của nó nhưng hiệu quả mang lại lại cực kỳ to lớn.

Dưới đây là về lý thuyết và cách ứng dụng:

>>>>> Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 32: Top 10 bộ nến Nhật thường thấy khi đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu

Xác định vùng bán và vùng mua 

Vùng bán và vùng mua  là vùng giá chứ không phải là một mức giá cụ thể nên nhiều nhà đầu tư xác định sai ngưỡng hỗ trợ kháng cự, từ đó có những quyết định giao dịch sai lầm.

Để đơn giản khi xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, trader hãy lấy vùng giá của bóng nến làm vùng hỗ trợ kháng cự. Nếu đỉnh đáy có nhiều chân nến, có thể lấy khoảng giá giữa giá cao nhất / thấp nhất và giá đóng / mở cửa gần nhất.

Tại vùng đỉnh, vùng hỗ trợ là khoảng cách giữa giá cao nhất đến giá đóng/mở cửa. Nếu càng nhiều nến tạo nên vùng kháng cự, thì đó là vùng kháng cự mạnh, giá sẽ khó bứt phá khỏi vùng này.

Tại vùng đáy, vùng kháng cự là khoảng cách giữa giá thấp nhất đến giá đóng/mở cửa. Nếu càng nhiều nến tạo nên vùng hỗ trợ, thì đó là vùng hỗ trợ mạnh, giá sẽ khó giảm qua vùng này.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Khi nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu mua vào, những tay chơi lớn lúc này sẽ đồng thời bán cổ phiếu đây được gọi là quá trình phân phối. Khi giá tăng mạnh, những cá nhân nhỏ lẻ bắt đầu hưng phấn nhất thì cũng là lúc quá trình này hoàn thành. Sau khi nhà cái được phần lớn cổ phiếu họ sẽ rút lui, chỉ còn các cá nhân nhỏ lẻ cầm cổ phiếu.

Do hết cầu và không có lực đỡ từ dòng tiền lớn, cổ phiếu bắt đầu đi xuống không phanh. Đôi khi còn có quá trình đạp giá tức là đẩy cung từ nhà cái để ép giá giảm sâu. Đây cũng là lúc mà những người mua giá cao bị thua lỗ nặng nề. Cuối cùng, khi giá cổ phiếu giảm đủ sâu, nhà đầu tư lớn sẽ thu gom cổ phiếu và chu kỳ lại mới lại bắt đầu.

>>>>> Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 31: Cây Nến trong chứng khoán là gì? Những loại nến sẽ xuất hiện trên đồ thị cách xủ lý hợp lý

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng

Ở nhiều vùng hỗ trợ và kháng cự, nhà đầu tư nên tập trung vào các vùng hỗ trợ kháng cự xung quanh vùng giá hiện tại bởi đây là những vùng giá sẽ đạt sớm nhất.

Tích lũy trong phân tích kỹ thuật là sự dồn nén của khối lượng giao dịch trong một giai đoạn nhất định, đến thời điểm nào đó giá chứng khoán sẽ bùng nổ. Ngược lại, phân phối là hiện tượng bán ra từ từ và trong thời điểm này giá bắt đầu đi xuống. Dựa trên biểu đồ kỹ thuật, người phân tích sẽ xác định được điểm tích lũy và phân phối, từ đó nắm bắt các điểm mua vào-bán ra cần thiết.

Khi áp dụng các quá trình này vào thực tế nhà đầu tư cần lưu ý:

  • Quá trình tích lũy và phối thường đi kèm với các phân kỳ giá lên và phân kỳ giá xuống.
  • Quá trình tích lũy càng kéo dài có nghĩa là sự bùng nổ giá sau đó sẽ diễn ra càng mạnh.

Ta có thể sử dụng các mức giá tròn (như 10.000 đồng/cổ phiếu hoặc 20.000 đồng/cổ phiếu) làm các mức kháng cự hoặc hỗ trợ vì các mức giá tròn thường là các mức tâm lý mà ở đó các nhà đầu tư thường cảm thấy giá trị cổ phiếu nằm ở mức giá đó là hợp lý

Ta cũng có thể sử dụng dãy số “tỷ lệ vàng” Fibonacci để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự,ở các vùng điểm số theo tỷ lệ có thể xem đó là ngưỡng hỗ trợ khi giá vượt qua khỏi vùng đó và ngược lại trở thành kháng cự khi giá nằm dưới tỷ lệ đó.

Lời khuyên cho người mới bắt đầu

khi đầu tư chứng khoán bạn cần những gì, tất nhiên là kiến thức bởi trong bất cứ ngành nghề nào nếu không có kiến thức thì thất bại là điều sớm muộn, nên hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản để hiểu được chứng khoán là gì? trong trường hợp này thì chúng ta nên làm gì? có nên nghe theo môi giới không?….
Theo mình thì khi bắt đầu từ chứng khoán chúng sẽ cần phải.
  1. Học cách đọc bảng giá và đồ thị.
  2. Học cách phân tích kỹ thuật
  3. Tìm một chuyên viên tư vấn chứng khoán tin cậy ^^
  4. Luôn tìm tòi và học hỏi các kiến thức kinh tế trong, ngoài nước.
Có thể khi đọc đến đây mọi người sẽ nghĩ tại sao lại là phân tích kỹ thuật mà không phải là kiến thức kinh tế khác? như đọc báo cáo tài chính? theo dõi xu hướng thị trường?. Câu trả lời là tất cả những kiến thức trên đều cực kỳ quan trọng đối với 1 nhà đầu tư, nhưng những kiến thức này không thể học được trong 1,2 ngày mà là cả một quá trình.
Khác với các kiến thức khác, bản chất của phân tích kỹ thuật là dự đoán giá của cổ phiếu, qua những xu hướng trong quá khứ. Phân tích kỹ thuật không quá khó để tiếp cận và thành quả của nó mang lại thì rất lớn, tuy nhiên để thành thục bạn cần phải rèn luyện và học hỏi những người đi trước mỗi ngày.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 50: Có nên chơi chứng khoán Việt Nam 2022 hay không?

Qua bài viết này bạn hiểu được có nên chơi chứng khoán ở thời điểm …

Chat Zalo
0966192366