Định giá cổ phiếu là một trong những bước quan trọng của công ty cổ phần khi muốn chào bán cổ phiếu, huy động vốn và tăng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường. Với các Nhà đầu tư (NĐT), định giá cổ phiếu giúp người đầu tư biết được loại cổ phiếu nào đáng mua và có khả năng sinh lợi lớn nhất. Tầm soát cổ phiếu là gì ? Hướng dẫn Tầm soát cổ phiếu sau kỳ Báo Cáo KQKD
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Cổ phiếu là gì
Cổ phiếu là loại chứng khoán, được phát hành dưới dạng chứng chỉ, hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019
- Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
- Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Cổ phiếu (share, stock hoặc capital stock) là loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty/doanh nghiệp. Những người nắm giữ cổ phiếu trở thành những cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty/doanh nghiệp phát hành.
Cổ phiếu chính là sản phẩm riêng của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy xác nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu là bằng chứng và là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Quyền sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần tương ứng với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Vì vậy, cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.
Khi xem xét Cổ phiếu của Công ty cổ phần, thường có sự phân biệt cổ phiếu được phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu đang lưu hành.
Trong trường hợp công ty có cả hai loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, người ta sẽ xác định cụ thể cho từng loại một. Số cổ phiếu thường đang lưu hành là căn cứ quan trọng để phân chia lợi tức cổ phần trong công ty.
>>>>> Đâu là cổ phiếu của năm 2022 nên đầu tư theo xu hướng dòng tiền
Các loại cổ phiếu
Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành hai dạng cổ phiếu:
- Quyền tự do chuyển nhượng
- Quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông
- Được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu đang nắm giữ
- Lợi tức ổn định
- Không có quyền được bầu cử, ứng cử
- Được nhận cổ tức đầu tiên. Khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước sau đó mới đến cổ đông thường
Tầm soát cổ phiếu là gì ?
– Lập bảng gồm: các quý năm 2 năm trước, các quý năm nay
– Doanh thu
– Lợi nhuận sau thuế
– Khối lượng CP lưu hành
– EPS quý
– EPS 4 quý
– ROE
– Tỷ suất lợi nhuận ròng so với cùng kỳ
– Biên lợi nhuận ròng so với doanh thu
– Cách tính cho các quý tiếp theo
+ Tuỳ vào ngành nghề để áp doanh thu: doanh thu tăng đột biến sẽ có tính
kế thừa cho quý tiếp theo => xem xét tỷ suất lợi nhuận ròng các quý trước
để áp tỷ suất cho quý tương lai
+ Lợi nhuận sau thuế tính theo biên lợi nhuận các quý trước (nếu có 2 quý
trở lên biên lợi nhuận giống nhau thì áp vào tính)
Xác định EPS cho hết các quý trong 1 năm
>>>>> Cách MUA CỔ PHIẾU break khỏi nền như thế nào hiệu quả ?
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Hướng dẫn Tầm soát cổ phiếu sau kỳ Báo Cáo KQKD
Phần 1: Loại bỏ KQKD bất thường ra khỏi định giá
Phần 2: Lợi nhuận cốt lõi chu kỳ
1. Xem trọng EPS
EPS là từ viết tắt của Earning per Share hay còn gọi là thu nhập trên mỗi cổ phần.
Thị giá / EPS = P/E ( tạm gọi là số năm hoàn vốn đầu tư)
EPS qua các quý phải tăng và tăng càng cao càng tốt. Tốc độ tăng của EPS phải xác định cao thuộc nhóm đầu bảng và nhìn thấy được thông qua phân tích định giá.
EPS so với cùng kỳ vô cùng quan trọng và mức tăng trưởng cao liên tục
2. Tăng trưởng lợi nhuận tổng thể
Tỷ lệ tăng trưởng LN phải cao từ 25%-30% trở lên và thể hiện trong nhiều năm liền
ROE càng cao càng tốt, Với Việt Nam ROE trong nhóm 15% trở lên là lựa chọn tuyệt vời. Chúng ta nhìn thấy tốc độ cải thiện ROE liên tục cao cũng đồng nghĩa với Giá CP sẽ gia tăng như vũ bão ( Ví dụ ROE quanh 10% nếu vượt lên 20-30% giá CP sẽ tăng phi mã)
Những công ty có mức tăng trưởng 30-50% không phải là chuyện khó trong cả nghìn công ty trên thị trường.
3. Không hoặc ít margin + nắm giữ đến đỉnh điểm chu kỳ
Margin gây ra rủi ro biến động trong ngắn hạn, sẽ bị giải chấp và chi phí đầu tư cực cao.
Tâm lý cực ngắn thu lợi nhuận khổng lồ nhanh mà không tính đến rủi ro của người Việt rồi cuối cùng cũng sẽ không được gì trong dài hạn.
Khi đã tìm ra CP mục tiêu và tỷ lệ phân bổ ngân sách đầu tư, NĐT có thể nắm giữ cho đến chu kỳ bùng nổ mới dần thoái vốn. Việc mua bán ngắn hạn sẽ đánh mất cơ hội và tự mình đẩy vào tính thế rủi ro.
4. Cơ sở nào cho tăng trưởng vượt trội
LN tăng = Doanh thu tăng: Dung lượng thị trường phía trước chiếm được, tỷ lệ tăng trưởng chiếm thị phần.
Doanh thu tăng = Mở rộng sản xuất, những dự án mới thành công thế nào?
Tốc độ cải thiện biên lợi nhuận, và tỷ lệ LN ròng trên doanh thu ( điều này cho thấy cải thiện nội lực và sáng tạo giải pháp hiệu quả = Bằng cách giảm chi phí, tăng năng suất)
Đánh giá thật chất hiệu quả từ những dự án mới, cải tổ nội bộ mới một cách liên tục
5. Xu thế năm giữ lâu dài nhiều hơn và lượng lưu hành tự do ngày càng giảm
Cơ cấu cổ đông ảnh hưởng rất lớn đến giá, khi mà cơ cấu cổ đông lớn ngày càng phình ra thì giá luôn có lợi.
4 yếu tố kể trên sẽ là áp lực tăng giá kép khi một CP đang được dòng tiền trên thị trường nắm giữ, Khi các nhóm cổ đông lớn giá tăng sở hữu.
Những CP dạng này khi giảm giá sẽ không xuất hiện khối lượng lớn, thay vào đó xuất hiện dòng tiền mua vào mạnh mỗi khi giảm.
Một trong những kích thích lớn là NĐT lớn muốn mua gom phần nào trôi nổi trên thị trường. Các tổ chức lớn muốn nắm giữ là những động thái quan trọng trong định giá và xu thế tăng trưởng.
6. Sự minh bạch được đánh giá cao
Công ty không có tham nhũng nội bộ
Công ty không có sân sau rút ruột và lợi ích của giới lãnh đạo
Công ty luôn cải tiến quản trị nội bộ và minh bạch hóa hoàn toàn
Xem trọng Cổ đông và lãnh đạo hưởng lợi ích từ thành quả chung
Đánh giá tiêu chí này sẽ rất khó khăn với NĐT tuy nhiên trải qua thời gian chúng ta sẽ dần thấy rõ.
7. Luôn ở nhóm dẫn đầu
Thị phần duy trì và tăng trưởng thị phần
Thuộc nhóm dẫn đầu toàn ngành
8. Xác định xu thế thị trường để giảm rủi ro
Chu kỳ khủng hoảng kinh tế có thể khiến giá biến động giảm rất mạnh.
Những cú sốc trong nền kinh tế khiến thị trường biến động.
Dấu hiệu và rủi ro tăng trưởng trong ngành trên nền tảng tăng trưởng quốc gia hoặc quốc tế
Biến động đầu vào và đầu ra trên thị trường
Phương pháp tầm soát cổ phiếu
- ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU THEO PHƯƠNG PHÁP P/E
Chỉ số P/E thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) so với thu nhập của một cổ phần (EPS). Hay nói cách khác để có được 1 đồng thu nhập từ cổ phiếu, nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền. Như vậy, chỉ số P/E cao tức là cổ phiếu đang được định giá cao và ngược lại.
- ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU THEO PHƯƠNG PHÁP P/B
Tỷ số P/B được dùng để so sánh giữa giá của một cổ phiếu (Price) với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó (Book value ratio). Tương tự như chỉ số P/E, chỉ số P/B càng thấp tức là cổ phiếu đó đang được định giá thấp và ngược lại.
- ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU THEO PHƯƠNG PHÁP P/S
Là chỉ số đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần (Price/Sales per Share). Cũng giống như 2 chỉ số đề cập bên trên, chỉ số P/S và cổ phiếu được định giá sẽ tỉ lệ thuận với nhau.
Ngoài ra còn một số phương pháp định giá phổ biến khác như: Định giá cổ phiếu dựa vào chỉ số đánh giá doanh nghiệp ROA, ROE; Định giá cổ phiếu theo phương pháp cổ tức; Định giá cổ phiếu theo công thức Benjamin Graham,…
Mỗi phương pháp định giá sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau và với từng ngành, từng loại doanh nghiệp thì cũng sẽ chỉ phù hợp với một vài phương pháp định giá.
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.
Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!