Bước đầu để giao dịch chứng khoán có hiệu quả là phải biết đọc bảng chứng khoán điện tử. Dư mua nhiều hơn dư bán trong giao dịch chứng khoán là như thế nào? Nếu như chưa biết hay đã biết rồi thì cũng cùng Đầu tư là gì xem qua bài viết này nhé.
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Dư mua dư bán là gì?
Dư mua dư bán là phần chào mua và chào bán của người mua và người bán. Bao gồm khối lượng và giá 1, 2, 3. Gía 1 là giá tốt nhất, 2 là giá tốt tiếp theo và 3 giá tốt cuối cùng. Khối lượng sẽ tương ứng với từng mức giá 1, 2, 3. Thực tế, có rất nhiều mức giá và khối lượng khác nhau nhưng vì diện tích màn hình máy tính có giới hạn, nên Nhà nước quy định lấy 3 mức giá tốt nhất để hiện thị, các mức giá đó sẽ bị ẩn sau bảng cho tới trần hoặc sàn.
Người bán cần tìm người mua, và người mua tìm mức giá tốt nhất và giá này là giá mua cao nhất, bán và thu nhiều lợi nhuận. Ngược lại đối với người mua, người mua luôn đi tìm người bán có giá rẻ nhất, có lợi nhất.
Cách sắp xếp các mức giá từ 1, 2, 3 xuất phát từ nguyên lý cạnh tranh thị trường hoàn hảo.
Để lệnh được khớp thành công, nhà đầu tư có thể thực hiện hai cách:
- Người bán bán xuống mức người mua đang chào mua được gọi là dư mua.
- Người mua mua trên mức người bán đang chào bán được gọi là dưa bán.
Số dư được hiển thị tại phần dư mua hay dư bán trên bảng điện có vai trò bị động, nghĩa là người bán bán xuống và người mua mua lên.
Nếu nhà đầu tư cho rằng một chút nữa giá xuống thì đặt lệnh vào dư mua và chờ người bán bán xuống, còn nếu bạn nghĩ giá sẽ lên thì đặt lệnh vào người bán tại dư bán.
Tại phần khớp lệnh giữa dư mua và dư bán là lần khớp lệnh thành công, đối với bảng giá đóng cửa thì đây sẽ là giao dịch cuối cùng của phiên hôm nay.
Bảng giá chứng khoán
Hiện nay ở Việt Nam có 2 Sở Giao dịch chứng khoán (Sở GDCK) là Sở GDCK TP.Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX). Mỗi Sở GDCK sẽ có 1 Bảng giá điện tử chứng khoán (đại diện cho 2 sàn HOSE và HNX).
Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán cũng có 1 bảng giá riêng để phục vụ khách hàng của mình (nguồn dữ liệu được lấy từ 2 Sở Giao dịch và Trung tâm lưu ký).
Về cơ bản, các bảng giá chứng khoán là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau chút ít về giao diện.
1. Cột “Mã CK” (Mã chứng khoán):
Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z). Mỗi công ty niêm yết đều được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp 1 mã chứng khoán riêng (thông thường là tên viết tắt của công ty đó).
Muốn tìm Mã giao dịch của công ty niêm yết nào, bạn chỉ việc Nhập mã chứng khoán của công ty vào ô “Nhập mã CK”
2. Cột “TC“ (Giá Tham chiếu – Màu vàng)
Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn.
Riêng sàn UPCOM, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.
3. Cột “Trần” (Giá Trần – Màu tím)
Mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Tại Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu.
Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu.
Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.
4. Cột “Sàn” (Giá Sàn – Màu xanh lam)
Mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.
>> Bảng So sánh phí giao dịch chứng khoán giữa các Công Ty Chứng Khoán Năm 2021
5. Cột “Dư mua / Dư bán”
Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.
Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch
6.Cột “ĐTNN” (Đầu tư nước ngoài):
Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm 2 cột Mua và Bán)
Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.
Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.
Có 2 thông tin rất quan trọng khác trên bảng giá mà bạn cần để ý bao gồm…
…chỉ số thị trường và thông tin giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN).
>>> Các sàn chứng khoán uy tín tại Việt Nam Thống kê 2021
Chỉ số thị trường
Chỉ số thị trường giúp bạn có góc nhìn tổng quan về toàn bộ thị trường. Cả thị trường đang tăng hay giảm, khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch như thế nào.
Các chỉ số thông dụng như ví dụ bảng giá ở trên bao gồm:
- VN-Index: đây là chỉ số tập hợp tất cả CP giao dịch trên sàn HOSE
- VN30-Index: đây là chỉ số tập hợp 30 CP lớn nhất (thông thường được tính theo vốn hóa thị trường) giao dịch trên sàn HOSE
- VNXAllshare: đây là chỉ số tổng hợp tất cả CP giao dịch trên cả 2 sàn HOSE và HNX
- HNX-Index: đây là chỉ số tập hợp tất cả CP giao dịch trên sàn HNX
- HNX30-Index: chỉ số tập hợp 30 CP lớn nhất (thông thường được tính theo vốn hóa thị trường) giao dịch trên sàn HNX
- UPCOM: đây là chỉ số tập hợp tất cả CP giao dịch trên sàn UPCOM
Giao dịch của NĐTNN
Đây là thông tin rất quan trọng mà bạn cần quan sát trên bảng giá.
Ở một thị trường nhỏ như Việt Nam, dòng tiền từ NĐTNN ảnh hưởng rất lớn đến biến động giá cổ phiếu. Vì thế bạn nên chú ý đến hoạt động mua/bán của NĐTNN đối với cổ phiếu mà bạn đang quan sát hoặc nắm giữ.
Nếu bạn thấy cổ phiếu đó được NĐTNN mua vào với khối lượng lớn liên tục trong nhiều ngày, có vẻ đó là 1 dấu hiệu tích cực. Ngược lại, nếu NĐTNN liên tục bán, hãy cẩn thận và tìm hiểu kỹ xem điều gì đang xảy ra.
Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu Thông tin đầu tư sẽ giúp bạn những thông tin hữu ích quan trọng và cần thiết đem lại sự tự tin cũng như nền tảng kiến thức vững chắc để bạn bước chân vào lĩnh vực này !
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các tài liệu về chứng khoán Bộ tài liệu Học phân tích kỹ thuật chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao, Hay tham gia các Khóa học đầu tư để có thêm kiến thức và kinh nghiệm trên thị trường đầu tư chứng khoán này nhé !
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.
Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!