Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 5: Mệnh giá chứng khoán – vốn điều lệ – vốn chủ sở hữu – vốn hóa thị trường

Có hiểu biết cơ bản về các thuật ngữ chứng khoán giúp nhà đầu tư tìm hiểu các kiến thức đầu tư trên thị trường nhanh nhạy hơn và tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Mua đuợc một cổ phiếu tăng giá chưa phải đã giầu, ôm một siêu cổ phiếu tăng 10 lần chưa chắc đã giàu. Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 5: Mệnh giá chứng khoán – vốn điều lệ – vốn chủ sở hữu – vốn hóa thị trường

Chứng khoán

Một bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chứng khoán có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các hình thức khác. Chứng khoán cũng được coi là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính.

Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác.

Chứng khoán là một tài sản tài chính có thể giao dịch. Thuật ngữ này thường đề cập đến bất kỳ hình thức công cụ tài chính nào, nhưng định nghĩa pháp lý của nó khác nhau tùy theo thẩm quyền. Ở một số quốc gia và ngôn ngữ, thuật ngữ “chứng khoán” thường được sử dụng theo cách nói hàng ngày để chỉ bất kỳ hình thức công cụ tài chính nào, mặc dù chế độ pháp lý và quy định cơ bản có thể không có định nghĩa rộng như vậy.

>>>>> Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 3: Cách đọc bảng điện và 5 Lưu ý đọc bảng giá chứng khoán nhanh nhất 2022

Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động mua bán, chuyển nhượng và trao đổi các loại chứng khoán như:

  • Cổ phiếu
  • Chứng chỉ quỹ đầu tư
  • Trái phiếu
  • Chứng khoán phái sinh

Đây là việc làm kiếm lời hoặc muốn điều hành doanh nghiệp, bằng cách thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Nắm được thị trường chứng khoán giúp chủ đầu tư huy động được vốn, khả năng sinh lời cao.

Thị trường chứng khoán bao gồm:

  • Thị trường chứng khoán sơ cấp (primary market). Hay còn được gọi là thị trường cấp một: là thị trường mua, bán các loại chứng khoán mới phát hành.

Tại thị trường chứng khoán sơ cấp, nhà phát hành đóng vai trò là người huy động vốn, còn người mua đóng vai trò là nhà đầu tư. Nhà phát hành trong chứng khoán ở đây có thể hiểu là Chính quyền địa phương hoặc Chính Phủ.

Tiền bán chứng khoán sẽ thuộc về nhà phát hành nhằm giải quyết vấn đề thêm vốn xây dựng công trình hay thiết hụt ngân sách.

  • Thị trường chứng khoán thứ cấp hay còn gọi là Secondary. Đây là thị trường mà chứng khoán được mua đi bán lại giữa các nhà đầu tư sau khi đã được phát hành lần đầu tại thị trường sơ cấp.
  • Mục tiêu chủ yếu của thị trường thứ cấp là tạo tính thanh khoản.

Tiền thu được từ việc mua bán chứng khoán không thuộc về nhà phát hành mà thuộc về nhà đầu tư chứng khoán (tức người mua).

>>>>> Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 2: Top 3 Cách đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu 2022

Mệnh giá chứng khoán

Mệnh giá cổ phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của cổ phiếu là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu. – Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị được ghi trên trái phiếu. Giá trị này được gọi là số vốn gốc.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Câu chuyện như sau: 3 người bạn cùng nhau đóng góp vốn là 1 tỷ cuối để thành lập một công ty có mối quan hệ góp vốn: Những người đóng góp 50% so với 500 triệu đồng, người B đóng góp tới 30% trong số 300 triệu đồng và còn lại.Vậy người D mua 10% của người A nên 10 phiếu, sau nửa năm công ty mở rộng thành 1 doanh nghiệp nên người D quyết định bán 3 phiếu cho người E, 5 phiếu cho người F và 2 phiếu cho người G ( Nếu bạn quay phiếu, bạn sẽ nhận được tiền sau khi cả hai bên mua, bán và xác minh.) Tại thời điểm này, cơ cấu cổ đông liên tục thay đổi, bao gồm: Người A 40 phiếu (40%) – Người B 30 phiếu (30 %) – Người C 20 phiếu (20%) – Người E 3 phiếu (3%) – Người F 5 phiếu (5%) – Người G 2 phiếu (2%).

Như vậy, mỗi phiếu ở trên có thể hiểu là 1 CỔ PHIẾU với Mệnh giá cổ phiếu gốc là 10 triệu đồng. Trong thực tế khi chưa lên sàn, các Công ty Cổ phần mỗi Công ty đặt Mệnh giá 1 kiểu, có nơi đặt 10 ngàn đồng, có nơi đặt 100 ngàn đồng hay 10 triệu đồng như đã nói trong ví dụ trên. Nên khi nói tôi đang cầm 5.000 cổ phiếu Công ty X, nói thật là mình cũng chưa hình dung được vốn góp thực của họ là bao nhiêu? 5.000 cổ phiếu của mệnh giá 10 ngàn đồng sẽ rất khác với 5.000 cổ phiếu của mệnh giá 1 triệu đồng. Để tránh sự hiểu lầm nói trên và tạo ra sự thống nhất cao, trước khi lên sàn chứng khoán, theo quy định của Luật Chứng khoán thì tất cả các Công ty Cổ phần này sẽ phải đổi toàn bộ số cổ phiếu của mình về MỆNH GIÁ GỐC: 10.000 vnđ/cổ phiếu. Với Trái phiếu thì Mệnh giá gốc sẽ là: 100.000 vnđ/trái phiếu hoặc bội số của 100.000 vnđ (Như 200.000 vnđ, 300.000 vnđ, … 1 triệu đồng/trái phiếu). Như vậy có thể hiểu Mệnh giá Chứng khoán là giá gốc của 1 cổ phiếu hoặc 1 trái phiếu khi góp vốn ban đầu. Trên cơ sở giá Gốc đó với giá thị trường hiện tại và tình trạng Công ty, ta có thể đánh giá được là thị giá hiện tại là đang “đắt” hay “rẻ”.

Vốn điều lệ – Vốn chủ sở hữu

Vốn điều lệ thực chất là khoản tài sản mà chủ thể đưa vào công ty để chủ thể góp vốn trở thành chủ sở hữu của công ty đó. Vốn chủ sở hữu là khoản tài sản mà những chủ thể trên thực tế đã là chủ sở hữu của công ty, trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu lại được.

Có câu chuyện sau: 2 người bạn cùng nhau góp vốn được 400 triệu đồng để lập 1 Công ty. Vốn góp của mỗi người chia đều là 200 triệu đồng/người (tỷ lệ sở hữu là 50% mỗi người). 3 năm sau, ngoài việc bảo vệ được vốn gốc góp ban đầu là 400 triệu đồng thì Công ty còn có Lãi chưa chia và tích lũy được là: 200 triệu đồng. Khi đó theo thuật ngữ Báo cáo tài chính, ta có:

  • Vốn điều lệ ban đầu: 400 triệu

  • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ban đầu: 0đ

  • Vốn chủ sở hữu ban đầu: 400 triệu đồng

-> sau 3 năm kinh doanh có lãi 200 triệu :

  • Vốn điều lệ: 400 triệu đồng

  • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 200 triệu đồng

  • Vốn chủ sở hữu: 600 triệu đồng

Vốn điều lệ được hiểu là Vốn góp gốc ban đầu của chủ sở hữu công ty. Trên Báo cáo tài chính còn được gọi là Vốn cổ phần. Vốn điều lệ cũng là để chia số lượng cổ phiếu. Ví dụ với Vốn điều lệ 400 triệu đồng ở trên mà Mệnh giá Cổ phiếu theo quy định là 10.000 đồng/cổ thì Tổng số cổ phiếu của Công ty sẽ là 40.000 cổ phiếu. Còn Lợi nhuận sau thuế chưa Phân phối là Lãi từ việc Kinh doanh nhưng chưa chia và Vốn chủ sở hữu là tất cả Vốn thuộc về cổ đông với cấu thành chính là từ Vốn Điều lệ và Lợi nhuận sau thuế chưa Phân phối. Như vậy Lợi nhuận sau thuế chưa Phân phối sẽ làm cho Vốn điều lệ không đổi và Vốn chủ sở hữu tăng.

Vốn hóa thị trường

Giá trị vốn hoá thị trường (tiếng Anh: market capitalisation, hoặc rút ngắn market cap, còn gọi là giá trị theo thị trường chứng khoán hay còn gọi là “vốn hóa”) là tổng giá trị của số cổ phần của một công ty niêm yết. Đây là sản phẩm có giá trị thị trường của tổng giá trị của số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Các cổ phiếu tự nắm giữ không được tính đến trong việc tính toán vốn hóa thị trường.

Giá trị vốn hóa thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại.

Hãy tưởng tượng: 1 công ty là 1 thùng bia và mỗi lon bia là 1 cổ phiếu. Thị giá 1 lon bia là 25.000 đồng (1 cổ phiếu) thì giá trị của 1 doanh nghiệp (1 thùng bia có 20 lon) sẽ là 25.000 x 20 = 500.000 đồng. Ta gọi 500.000 đồng là vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.

Công thức tính vốn hóa thị trường:

Vốn hóa = thị giá hiện tại của 1 cổ phiếu x số lượng cổ phiếu Đang Lưu Hành

Vốn hóa thị trường thể hiện quy mô lớn nhỏ của một công ty nên điều này được đánh giá là quan trọng. Vốn hóa thị trường là thứ rất dễ tính toán và hiệu quả để đánh giá thước đo rủi ro từng doanh nghiệp. Những công ty có vốn hóa càng cao thì rủi ro có xu hướng thấp hơn và ngược lại.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 50: Có nên chơi chứng khoán Việt Nam 2022 hay không?

Qua bài viết này bạn hiểu được có nên chơi chứng khoán ở thời điểm …

Chat Zalo
0966192366