Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 3: Cách đọc bảng điện và 5 Lưu ý đọc bảng giá chứng khoán nhanh nhất 2022

Bảng giá chứng khoán thể hiện các thông tin liên quan đến thông tin và giao dịch của các cổ phiếu trên thị trường, vì vậy nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư khi muốn ra quyết định. Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 3: Cách đọc bảng điện và 5 Lưu ý đọc bảng giá chứng khoán nhanh nhất 2022.

THÔNG TIN CHUNG

Hiện nay, ở Việt Nam có 2 Sở giao dịch chứng khoán chính thức: HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) và HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh). Mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK) đều có một bảng giá riêng cũng như các công ty chứng khoán cũng có 1 bảng giá riêng để phục vụ khách hàng của mình (nguồn dữ liệu được lấy từ 2 Sở Giao dịch và Trung tâm lưu ký). Các bảng giá này chỉ khác nhau về mặt giao diện, còn về cơ bản là hoàn toàn giống nhau.

Ngoài ra trên thị trường chứng khoán còn có sàn UPCOM (Unlisted Public Company Market) là sàn giao dịch “trung chuyển”, được thiết lập với mục đích khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán.

CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU

  • Màu xanh lámã này đang tăng (lên)
  • Màu đỏ: mã chứng khoán này đang giảm giá
  • Màu vàng: thể hiện thị trường đang giữ nguyên giá (đứng giá)
  • Màu tím: thể hiện sự tăng trần
  • Màu xanh lam: mã chứng khoán này đang giảm sàn
  • Màu trắng: mã cổ phiếu màu trắng tức là mã này chưa khớp lệnh với lô nào.

Mã CK: Mã chứng khoán, bao gồm 3 ký tự cho cả cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Mã chứng khoán là mã giao dịch của các công ty cổ phần niêm yết hoặc chứng chỉ quỹ niêm yết. Các chứng chỉ quỹ niêm yết được xếp vào cuối bảng để dễ theo dõi.

TC: Giá tham chiếu, là giá được dùng để tính giới hạn giá giao dịch trong ngày trên cơ sở biên độ dao động do UBCK qui định.

Giá tham chiếu là giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước của sàn Hose và giá bình quân gia quyền ngày hôm trước đối với sàn Hnx.Giá tham chiếu có thể được điều chỉnh với các trường hợp chia cổ tức, cổ phiếu thưởng,…

 Đối với các CP,CCQ mới lên sàn, giá TC là giá do tổ chức tư vấn niêm yết tính toán đưa ra một cách hợp lý và được sự chấp thuận của UBCK.

Trần: Giá trần, là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hay bán.

Giá trần = Giá TC x (1 + biên độ dao động giá)

Sàn: Giá sàn, là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hay bán.

Giá sàn = giá TC x (1- biên độ giao động giá)

Giá ATO: Là giá mở cửa. Lệnh mua hay bán giá ATO được áp dụng trong đợt giao dịch xác định giá mở cửa (Đợt 1). Lệnh ATO là lệnh được ưu tiên nhất khi ghép lệnh để thực hiện khớp lệnh xác định giá mở cửa. Lệnh ATO sẽ tự động bị hủy bỏ nếu không khớp hoặc hủy bỏ phần còn lại nếu chỉ khớp một phần.

Giá ATC: Là giá đóng cửa. Lệnh mua hay bán giá ATC được áp dụng trong đợt giao dịch xác định giá đóng cửa (Đợt 3). Lệnh ATC là lệnh được ưu tiên nhất khi ghép lệnh để thực hiện khớp lệnh xác định giá đóng cửa.

Khớp lệnh: Thể hiện giá khớp lệnh, khối lượng khớp và giá trị thay đổi của từng mã CK.

>>>>>> Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 1: Cổ phiếu là gì ? Top 10 đặc điểm và quyền lợi khi sở hữu cổ phiếu?


Giá
: Trong đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa (đợt 1) hay đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa (đợt 3), Giá là thể hiện giá dự kiến khớp của CP,CCQ đó. Trong đợt khớp lệnh liên tục (đợt 2), Giá thể hiện giá của lệnh vừa khớp của CP,CCQ đó.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

KL: Khối lượng dự kiến khớp lệnh trong đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa (đợt 1) hay đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa (đợt 3). Trong đợt khớp lệnh liên tục (đợt 2), KL thể hiện khối lượng của lệnh vừa khớp.

Tổng KL: thể hiện tổng khối lượng CP,CCQ đó được khớp tới thời điểm hiện tại.


Giá mở cửa
: Là giá CP,CCQ trong đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa (Đợt 1).

Cao nhất: Là giá khớp cao nhất của CP,CCQ đó tính tới thời điểm hiện tại.

Thấp nhất: Là giá khớp thấp nhất của CP,CCQ đó tính tới thời điểm hiện tại.

NN Mua/NN bán
: Là khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đối với mã CK đó.

Tổng khối lượng khớp (Tổng KL)

Là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.

8. Bên mua

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt mua tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.

Ví dụ như trong ảnh: Giá khớp lệnh của cổ phiếu CTG đang làm 22.30 vậy nên những người mua ở mức giá 1 là 22.20 sẽ phải chờ thêm xem bên bán có ai đặt bán xuống mức 22.20 để chờ khớp.

Bên bán

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán. Mỗi cột bao gồm Giá bán và Khối lượng (KL) bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt bán tốt nhất (giá đặt bán thấp nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt bán tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2.

Ví dụ như trong ảnh: Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID đang làm 39.1 vậy nên những người bán ở mức giá 1 là 39.15 sẽ phải chờ thêm xem bên mua có ai đặt mua lên mức 39.15 để chờ khớp.

Khớp lệnh

Là việc bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (Không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán) hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn).

Ở cột này gồm 3 yếu tố:

  • Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
  • Cột “KL” (Khối lượng thực hiện hay Khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
  • Cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu.

>>>>> Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 2: Top 3 Cách đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu 2022

Giá cao nhất (Cao)

Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá trần).

Giá thấp nhất (Thấp)

Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá sàn).

Giá trung bình (Trung bình)

Được tính bằng trung bình cộng của Giá cao nhất với Giá thấp nhất.

Cột Dư mua / Dư bán

Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.

Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

Khối lượng Nhà đầu tư nước ngoài mua/bán (ĐTNN Mua/Bán)

Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm 2 cột Mua và Bán)

  • Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.
  • Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

Các chỉ số thị trường (ở hàng trên cùng)

– Chỉ số VN-Index: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE)

– Chỉ số VN30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

– Chỉ số VNX AllShare: là chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX).

– Chỉ số HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội (HNX)

– Chỉ số HNX30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HNX có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

– Chỉ số UPCOM: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM

Ví dụ minh họa:

  • Đối với chỉ số VN-INDEX có đồ thị thể hiện diễn biến của chỉ số trong phiên ngày hôm đó.
  • Tại thời điểm trong hình ảnh, VN-Index đạt 845.92 điểm, tăng 8,91 điểm (tương ứng với mức tăng 1,06% – so với mức tham chiếu của chỉ số).
  • Khối lượng cổ phiếu khớp trên sàn HOSE là 385,271,832 cố phiếu ứng với Giá trị giao dịch đạt 8,060.628 tỷ đồng.
  • Toàn sàn HOSE có 231 mã tăng (trong đó 11 mã tăng trần), 63 mã đứng giá (bằng giá tham chiếu) và 135 mã giảm (trong đó 7 mã giảm sàn).
  • Thị trường đang ở trạng thái Đóng cửa.

Từ các thông tin trên, Nhà đầu tư có thể nhận định thị trường hiện tại để ra quyết định. Xu hướng tăng đang lan tỏa trên thị trường, số mã tăng vượt trội so với số mã giảm, nhiều hơn cả tống số mã giảm và đứng giá.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 50: Có nên chơi chứng khoán Việt Nam 2022 hay không?

Qua bài viết này bạn hiểu được có nên chơi chứng khoán ở thời điểm …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366