Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 27: Các yếu tố vĩ mô ảnh hướng giá cổ phiếu năm 2022

Không chỉ xác định tâm lý, khẩu vị và phương pháp đầu tư, nhà đầu tư cần quan tâm đến các vấn đề kinh tế về mặt tổng quan, lĩnh vực ngành và các vấn đề nội tại của doanh nghiệp. Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 27: Các yếu tố vĩ mô ảnh hướng giá cổ phiếu năm 2022

Yếu tố chính trị trong nước và toàn cầu

– Những thay đổi về địa lý và chính trị cũng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Những quy định mới của chính phủ có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý mới của chính phủ có thể làm thay đổi các lĩnh vực ngành nghề nhất định và thậm chí là toàn bộ nền kinh tế.

– Ví dụ như ở khu vực Trung Đông bất ổn thì sẽ đẩy giá dầu tăng, gây ra những khó khăn nhất định.

Khi nhà nước có những dấu hiệu chính trị bất ổn sẽ dễ dàng gây hoang mang cho tâm lý nhà đầu tư. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế, trên thị trường chứng khoán những biến động bất ổn của chính trị khiến nhà đầu tư khá lo lắng và không dám đầu tư liều lĩnh, giao dịch mua bán cổ phiếu từ đó cũng ít đi trong khoảng thời gian chính trị bất ổn khiến giá cổ phiếu có những thay đổi.

>>>>> Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 26: Hướng dẫn định giá cổ phiếu chi tiết với 4 Cách đơn giản từ A -Z

Yếu tố về thương mại toàn cầu

– Hiện tại các nền kinh tế có liên quan đến nhau, các nền kinh tế lớn sẽ có tác động và chi phối ví dụ như thuế, phí,… VD như chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vào năm 2018-2019.

– Các yếu tố về thương mại, xuất nhập khẩu, thuế phí có tác động lớn đến thị trường ví dụ như các ngành được miễn thuế, miễn phí thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng lên,..

Yếu tố về kinh tế toàn cầu (GDP, CPI)

– Nếu các quốc gia phát triển mạnh, GDP tăng, CPI giảm, các vấn đề liên quan đến lạm phát sẽ thu hút đầu tư, không có những cái ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

– Nếu GDP tăng trưởng thấp thì sẽ phản ảnh kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trên toàn quốc, ảnh hưởng các yếu tố về thương mại, xuất nhập khẩu.

GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định trong một thời kỳ nhất định.

Khi mức tăng trưởng GDP có xu hướng phát triển tốt đồng nghĩa với việc người lao động tăng thêm thu nhập. Khi thu nhập trở nên ổn định hơn nhiều người sẽ có xu hướng tìm kiếm thêm các kênh đầu tư để tiền sinh lời.

>>>>> Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 25: Định giá cổ phiếu là gì? 5 công thức định giá cổ phiếu kinh điển mới 2022

Chính sách tiền tệ

– Các doanh nghiệp cá nhân khi lãi suất cho vay giảm cũng sẽ gia tăng đầu tư sản xuất vì chi phí lãi vay bây giờ rẻ và đồng thời cũng có một lượng tiền đẩy vào kênh đầu tư chứng khoán nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư ngắn hạn . Động thái hạ lãi suất này vừa tác động truyền dẫn giúp nền kinh tế tăng trưởng, giúp cho thị trường chứng khoán tăng trưởng.

– Về dự trữ bắt buộc: Thực tế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam thì mỗi khi ngân hàng nhà nước thực hiện tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì đều khiến cho thị trường chứng khoán giảm sâu và ngược lại khi ngân hàng nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì đều hỗ trợ giúp cho thị trường chứng khoán tăng mạnh

Giá dầu, giá vàng

– Tất cả nền kinh tế trên thế giới hiện tại đều phụ thuộc vào dầu, máy móc, xe cộ, phương tiện,… vấn đề về dự trữ dầu, nguồn cung dầu luôn là vấn đề mà phải quan tâm

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

– Ngoài tiền thì vàng là kênh thanh khoản cao thứ 2 sau tiền. Các quốc gia đa phần là trữ vàng chứ không phải trữ đô-la. Còn hầu hết tiền thì dùng để mua trái phiếu chính phủ hoặc đầu tư.

– Khoáng sản: ví dụ như trong chiến tranh Mỹ- Trung TQ không xuất khẩu đất hiếm sang làm ảnh hưởng đến cổ phiếu của các công ty công nghệ

 Các chính sách pháp luật của từng quốc gia

– Các chính sách về doanh nghiệp, về lãi suất ví dụ như chính sách giảm lãi vay cho doanh nghiệp, 16 ngân hàng cam kết giảm lãi vay -> ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng lợi nhuận trong ngắn hạn khi phải hỗ trợ doanh nghiệp nhất là các ngân hàng cổ phần nhà nước -> thì cũng ảnh hưởng đến các cp dòng chứng khoán. hay thông tư 03: ngân hàng phải trích lập dự phòng khoảng 30% các khoản vay trong năm 2021, 100% khoản nợ xấu có cơ cấu liên quan đến covid trích lập trong vòng 3 năm 2021-2023 -> áp lực trích lập Q3, Q4 của ngân hàng khá cao.

Vấn đề lạm phát

– Lạm phát là giá trị nội tại của một sản phẩm bị giảm đi, đặc biệt là tiền tệ. Việc ổn định giá trị của đồng tiền, về giá cả thì sẽ mang lại tác động tích cực.

Lạm phát cao hơn thường được coi là tiêu cực đối với cổ phiếu. Vì lúc này nó làm tăng chi phí đi vay, tăng chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, lao động) và giảm mức sống. Điều quan trọng nhất là lạm phát sẽ khiến cho tăng trưởng thu nhập kỳ vọng giảm xuống, gây áp lực cho giá cổ phiếu.

Thông thường, các nhà đầu tư thị trường chứng khoán dự đoán rằng có một mức lạm phát nhất định mỗi năm. Khi đó, sẽ có sự điều chỉnh mức lợi nhuận kỳ vọng so với mức lạm phát kỳ vọng.

Ví dụ:Nếu các nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận khoảng 6% một năm sau khi lạm phát (bao gồm cả cổ tức) và lạm phát là 2% một năm, thì các nhà đầu tư sẽ kỳ vọng lợi nhuận khoảng 8% một năm khi lạm phát được tính vào (đây là thực tế là về lợi tức dài hạn của cổ phiếu, trong nhiều thập kỷ).

Nhưng nếu lạm phát đột ngột tăng từ 2% lên 4% rất nhanh. Lịch sử đã cho thấy thị trường tổng thể sẽ phản ứng tiêu cực.

Để hiểu được mối quan hệ giữa lạm phát và thị trường chứng khoán không hề đơn giản. Thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực hơn nhiều với lạm phát khi nền kinh tế đang suy thoái. Đồng thời sẽ suy thoái hơn là khi lạm phát xảy ra khi nền kinh tế đang mở rộng.

Nội tại của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh của công ty

– Có lẽ ảnh hưởng lớn nhất đối với thị trường chứng khoán là kết quả kinh doanh của các công ty. Thu nhập của một công ty là động lực thúc đẩy giá cổ phiếu. Các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu để có thể tham gia vào lợi nhuận của một công ty. Giá cổ phiếu tăng nếu lợi nhuận của công ty tăng và ngược lại giá cổ phiếu giảm nếu lợi nhuận của công ty giảm hoặc tăng trưởng chậm.

Đầu tư cổ phiếu đồng nghĩa với việc gián tiếp đầu tư vào các công ty, các sản phẩm dịch vụ của công ty.

Do đó yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu đó là tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty làm ăn tốt giá cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại. Vì vậy để lựa chọn được cổ phiếu tốt, nhà đầu tư cần tìm hiểu các báo cáo tài chính, các chỉ số tài chính và định hướng tương lai của doanh nghiệp.

Nếu một doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, có khả năng vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai thì giá cổ phiếu của công ty đó sẽ có xu hướng tăng mạnh. Ngược lại, khi doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh không phát triển, có xu hướng bị đình trệ thì cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ giảm.

Tâm lý nhà đầu tư

– Tâm lý đóng vai trò nhất định trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Vì giá trị của một cổ phiếu dựa trên quy luật cung và cầu nên tâm lý nhà đầu tư đóng một vai trò rất lớn trong thị trường chứng khoán.

– Nếu các nhà đầu tư bi quan về tương lai của thị trường, họ sẽ bán cổ phiếu, điều này khiến cho thị trường đi xuống thấp hơn. Ngược lại, nếu các nhà đầu tư lạc quan về thị trường, họ sẽ mua cổ phiếu dẫn đến thị trường tăng cao. Quan điểm nhà đầu tư giải thích tại sao thị trường chứng khoán lại tăng trong thời kỳ suy thoái và có thể giảm khi nền kinh tế đang hoạt động rất tốt. Ví dụ như nhà đầu tư có thể ảnh hưởng bởi tin xấu, tin giả mà bán tháo cổ phiếu.

Có thể hiểu nhà đầu tư (NĐT) là người thực hiện các hoạt động đầu tư trên những phân khúc thị trường khác nhau, dưới các hình thức khác nhau nhằm thu được các lợi ích theo kỳ vọng. NĐT bao hàm cả NĐT tổ chức và NĐT cá nhân. Trong mỗi nền kinh tế, NĐT có vai trò rất quan trọng, bởi họ là người khai phá các cơ hội đầu tư trong nền kinh tế, giúp bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển, từ đó giúp thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển.

Tâm lý tự tin thái quá của NĐT dẫn đến loại tâm lý lạc quan hoặc bi quan thái quá

Đặc điểm tâm lý người Việt là sống thiên về tình cảm (duy tình hơn duy lý), điều này có nguồn gốc từ văn hóa phương Đông cũng như chính từ những khó khăn do thiên tai, địch họa mà con người luôn phải đối mặt và để có thể “sống chung” với những hoàn cảnh khắc nghiệt này thì bắt buộc con người phải đoàn kết với nhau, sự tính toán “thiệt hơn” thường ít khi được đặt ra trong các quan hệ cộng đồng.

Các cuộc chạy đua nâng lãi suất (LS) huy động của các NHTM xuất phát từ ứng xử của người gửi tiền, những dòng người lũ lượt chờ chực tại các tiệm kim hoàn để mua vàng, các làn sóng mua bán chứng khoán, các hoạt động đầu cơ ngoại tệ …

Trên thị trường tài chính Việt Nam, NĐT thường là những người có tiền tiết kiệm và việc phân bổ các khoản tiền tiết kiệm này như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của họ. Khi NĐT có tâm lý bi quan cũng có nghĩa rằng họ ít tin vào các chính sách tài chính, hay nói cách khác tâm lý bi quan chính là sự phản ứng của NĐT với môi trường chính sách và nó cũng đồng thời hình thành nên loại tâm lý “tự bảo vệ bản thân”.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 50: Có nên chơi chứng khoán Việt Nam 2022 hay không?

Qua bài viết này bạn hiểu được có nên chơi chứng khoán ở thời điểm …

Chat Zalo
0966192366