Tổng hợp Phân tích ngành Ngân Hàng Cập nhật ngành Ngân hàng năm 2021 và Cơ hội đầu tư VPB

Xin chào các bạn,

Trong thị trường chứng khoán, phân tích đối thủ cạnh tranh của ngân hàng sẽ giúp đưa ra được chiến lược phát triển phù hợp với ngân hàng của mình. Cái hay của ngành ngân hàng là chúng khá tương tự nhau, vì vậy khi bạn đã biết phân tích một ngân hàng thì bạn sẽ có thể phân tích hàng trăm ngân hàng khác. Vì vậy hãy cùng Dautulagi tìm hiểu cách thức thực hiện và một số lưu ý khi phân tích và cập nhật ngành ngân hàng 2021 từ đó quyết định và Cơ hội đầu tư VPB qua bài viết dưới đây nhé !

Thông tin về các ngân hàng trên sàn chứng khoán
Thay vì phân chia thành 09 loại Luật các tổ chức tín dụng (2004), mình sẽ chia ngành ngân hàng đơn giản thành 3 loại chính:

  1. Ngân hàng thương mại cổ phần
  2. Ngân hàng nước ngoài
  3. Các tổ chức tín dụng khác như: PE Credit, HD Saigon…

Vai trò của ngành ngân hàng
Với vai trò trung gian tiền tệ và là mạch máu của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang đóng vai trò “quá lớn” đối với vận mệnh đất nước khi trên 90% tín dụng/tiết kiệm đang phải thực hiện thông qua ngân hàng và thị trường trái phiếu – đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp.

Về bản chất có nét giống như công ty cổ phần, ngân hàng thương mại cổ phần có sứ mệnh tối đa hóa lợi ích của cổ đông và hài hòa lợi ích của các bên khác thông qua hoạt động tín dụng và hoạt động cung cấp dịch vụ khác.

Lợi ích khi phân tích đối thủ cạnh tranh của ngân hàng

  • Nhận biết – Khi phân tích được đối thủ cạnh tranh với ngân hàng của mình, bạn sẽ biết được mình đang cạnh tranh với ai; họ đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ gì. Bạn cũng nắm bắt được các kênh phân phối, cấp độ dịch vụ của đối thủ.
  • Thấu hiểu – Khi tiếp tục phân tích sâu hơn về đối thủ, bạn sẽ chuyển từ lợi ích nhận biết sang hiểu, thậm chí là hiểu sâu sắc, thấu hiểu và có cái nhìn tổng quan về bối cảnh cạnh tranh giữa ngân hàng mình và đối thủ. Chỉ khi bạn hiểu rõ về đối thủ thì bạn mới có thể có những phản ứng kịp thời, những chiến lược phát triển thích hợp để cạnh tranh.
  • Thích ứng – Qua sự nhận biết và thấu hiểu về đối thủ, bạn sẽ có thêm các căn cứ và góc nhìn để quy chiếu về chính các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mình. Từ đó bạn sẽ tìm ra được cách thích ứng phù hợp để cạnh tranh với đối thủ, thu hút khách hàng và xa hơn là chiếm lĩnh thị trường ngành ngân hàng.

Phân tích cạnh tranh ngân hàng cần đạt được điều gì?
Trong bối cảnh cạnh tranh ngành ngân hàng rất gay gắt với nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, quá trình phân tích cạnh tranh cần giúp các ngân hàng có thể hiểu sâu sắc về các đối thủ hoạt động trong ngành và sự vận hành, thay đổi, phát triển của toàn ngành.

Khi phân tích cạnh tranh ngân hàng, bạn cần giải đáp, hiểu sâu sắc các vấn đề như:

  • Ngân hàng của bạn đang làm gì tốt hơn đối thủ, có lợi thế cạnh tranh gì?
  • Đối thủ đang làm gì tốt hơn bạn?
  • Các xu hướng phát triển của ngành ngân hàng hiện nay như thế nào?
  • Đối thủ đang điều chỉnh những gì để thích ứng với các xu hướng phát triển?
  • Đối thủ đang sử dụng chiến lược truyền thông, tiếp thị nhấn mạnh đến yếu tố, nội dung nào?
  • Đối thủ đang mắc phải những sai lầm nào khiến họ suy yếu, suy giảm khả năng cạnh tranh?
  • Các bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành ngân hàng

Để phân tích cạnh tranh ngành ngân hàng, bạn sẽ cần thực hiện 4 bước: xác định đối thủ; thu thập thông tin; lập bảng phân tích và cuối cùng là lập báo cáo phân tích cạnh tranh.

1. Xác định đối thủ cạnh tranh của ngân hàng mình là ai
Để phân tích đối thủ cạnh tranh với ngân hàng của mình, bạn có thể lên một danh sách các đối thủ phù hợp với các tiêu chí như:

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

  • Phạm vi hoạt động – Bạn có thể phân loại đối thủ ra thành đối thủ cạnh tranh trong ngành và ngoài ngành. Cạnh tranh trong ngành là các đối thủ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tương tự bạn. Cạnh tranh ngoài ngành là các đối thủ có thể không cung cấp các sản phẩm, dịch vụ giống bạn nhưng có khả năng giải quyết các vấn đề, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng giống bạn, thay thế được cho bạn.
  • Lãnh thổ – Đối thủ cạnh tranh của bạn có thể ở trong nước hoặc ở nước ngoài.
  • Quy mô hoạt động – Đối thủ có quy mô lớn và quy mô nhỏ.
  • Vốn chủ sở hữu – Đối thủ có 100% vốn nước ngoài; 100% vốn trong nước hay ngân hàng liên doanh.
  • Đối thủ trực tiếp – Là các ngân hàng lớn hoặc các ngân hàng có mức tăng trưởng cao, có chiến lược phát triển thành công. Đối thủ trực tiếp đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ tương tự bạn nhưng với chất lượng khác nhau và hoàn toàn có thể thay thế cho sản phẩm, dịch vụ của bạn.
  • Đối thủ gián tiếp – Là các tổ chức khác như các công ty tài chính phi ngân hàng. Họ không cung cấp các sản phẩm, dịch vụ giống bạn nhưng có thể thay thế bạn đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
  • Đối thủ tiềm ẩn – Là các ngân hàng, tổ chức chưa tham gia thị trường nhưng có khả năng gia nhập bất cứ khi nào và cạnh tranh với bạn.

2. Thu thập thông tin từ các ngân hàng đối thủ
Các nguồn để thu thập thông tin về ngân hàng đối thủ bạn có thể tham khảo như:

  • Báo cáo hàng năm
  • Tài liệu giới thiệu về sản phẩm cạnh tranh
  • Tạp chí, các ấn phẩm nội bộ của đối thủ
  • Thông tin báo chí ngành tài chính – ngân hàng trong và ngoài nước
  • Lịch sử phát triển của đối thủ
  • Quảng cáo
  • Niên giám ngân hàng
  • Bài viết, các chia sẻ của nhân sự cấp cao đối thủ
  • Báo cáo từ các chi nhánh của đối thủ
  • Báo cáo về khách hàng của đối thủ
  • Báo cáo về các nhà cung cấp của đối thủ
  • Thông tin về các cố vấn của đối thủ
  • Báo cáo của các tổ chức chứng khoán
  • Thông tin từ các hiệp hội ngành nghề tài chính – ngân hàng
  • Bản phân tích dịch vụ của đối thủ
  • Tuyển dụng lại nhân viên của đối thủ
  • Hợp tác với các cố vấn đã nghỉ việc tại đối thủ

Khi đã xác định được các nguồn thu thập thông tin về đối thủ, chúng ta tiếp tục xác định các thông tin cần thu thập gồm những gì. Bạn có thể tham khảo các thông tin cần thu thập như:

  • Tên của đối đối thủ
  • Số lượng các chi nhánh
  • Thông tin lãnh đạo, nhân sự quan trọng của đối thủ
  • Số lượng nhân viên
  • Đặc điểm nhân viên
  • Cơ cấu tổ chức
  • Cơ cấu bộ phận kinh doanh
  • Tình hình tài chính
  • Tỷ lệ tăng trưởng
  • Triển vọng phát triển
  • Chi tiết về sản phẩm, dịch vụ cả về giá cả và chất lượng;
  • Thị phần của đối thủ
  • Quảng cáo của đối thủ
  • Các chương trình khuyến mãi
  • Phạm vi, lĩnh vực hoạt động của đối thủ
  • Danh sách khách hàng của đối thủ
  • Thị trường đối thủ đang tập trung
  • Quá trình nghiên cứu, phát triển của đối thủ
  • Các hoạt động tiêu biểu
  • Kế hoạch hoạt động
  • Hiệu quả hoạt động
  • Quy mô năng lực
  • Khả năng tăng cường vốn
  • Các đơn vị cung ứng
  • Quy trình kiểm soát

Khi bạn càng thu thập được nhiều thông tin chính xác về đối thủ thì bạn sẽ càng xác định được rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của đối thủ là gì. Từ đó, bạn có thể phát huy các thế mạnh; tận dụng cơ hội; khắc phục điểm yếu; lường trước, dự phòng các thách thức để tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng mình so với đối thủ.

3. Lập bảng phân tích các ngân hàng đối thủ
Sau khi xác định các tiêu chí và thu thập được thông tin về ngân hàng đối thủ, bạn hãy tổng hợp các thông tin này thành bảng phân tích cạnh tranh. Thông tin chỉ có giá trị khi được chuyển hóa thành các dữ liệu có ý nghĩa với ngân hàng của bạn.

4. Lập báo cáo phân tích cạnh tranh của ngân hàng
Lúc này, bạn đã có một bảng phân tích đối thủ cạnh tranh hoàn chỉnh. Tiếp theo, bạn hãy hoàn thiện đầy đủ báo cáo phân tích và đưa ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp cho ngân hàng của mình.

VPB – Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay tín dụng.

VPB ghi nhận khoảng 50% lợi nhuận sau thuế đến từ FE Credit trong năm 2019.

Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, hãy tham khảo Khóa học đầu tư chứng khoán cơ bản từ A đến Z hay tham khảo các Sách hay, tài liệu ebook về chứng khoán  mang đến cho bạn những kiến thức đầu tư cần thiết nhất để có thể kiếm lời bền vững từ thị trường chứng khoán này nhé !

Trên đây là chia sẻ về kinh nghiệm phân tích ngành ngân hàng và cơ hội đầu tư VPB mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ của Đầu tư là gì sẽ giúp các bạn trong đầu tư thị trường chứng khoán Việt Nam. Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu Thông tin đầu tư sẽ giúp bạn đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn.

Xem thêm các tài liệu về chứng khoán Bộ tài liệu Học phân tích kỹ thuật chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao.

Lựa chọn đầu tư là ở mỗi người, nhưng lựa chọn đúng sẽ quyết định rất lớn đến thành công trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

8 Lệnh Giao Dịch Chứng Khoán Cơ Bản Nhà Đầu Tư Phải Biết [ 2022 ]

8 Lệnh Giao Dịch Chứng Khoán Cơ Bản Nhà Đầu Tư Phải Biết [ 2022 ]

Mỗi loại lệnh giao dịch chứng khoán đều có ý nghĩa và cách sử dụng …

Chat Zalo
0966192366