Theo báo cáo phân tích ngành dệt may 2021, đây là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 cả nước, trước đây là thứ 2. Nhóm cổ phiếu dệt may tăng trưởng mạnh trong bối cảnh COVID-19. Vậy nên chọn cổ phiếu nào ngành dệt may năm nay đầu tư có lãi an toàn?
Báo cáo phân tích ngành dệt may 2021, trong 10T2020, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 20 tỷ USD, thấp hơn 9,4% cùng kỳ các năm trước. Tuy nhiên, điều này đã được dự báo từ trước khi đại dịch Covid-19 bắt đầu xảy ra.
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Phân Tích Cổ Phiếu Dệt May 2021: Rủi ro chưa hết, nhưng triển vọng đã sáng hơn
Ngành dệt may của Việt Nam đã phục hồi đến 19,1% so với cùng kỳ, khi tận dụng tận dụng lợi thế của khối thị trường CPTPP có hiệu lực từ tháng 1/2019. Nhờ vậy, cổ phiếu nhóm ngành này có sức hút lớn…
Tổng lợi nhuận ròng của các công ty dệt may đang niêm yết tăng 38,2% so với cùng kỳ nhờ cải thiện danh mục sản phẩm và cắt giảm chi phí quảng cáo. Các chuyên gia của VNDIRECT cho rằng, có nhiều yếu tố thuận lợi làm gia tăng triển vọng tích cực của ngành dệt may Việt Nam.
Theo thống kê của Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT), trong quý I/2021, có 13/19 doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết đã ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận tích cực.
Trong số đó, Công ty CP Sợi Thế kỷ (mã Ck: STK) và Công ty CP May Bình Thạnh (mã Ck: GIL) có kết quả thậm chí còn tốt hơn so với mức trước dịch với mức tăng trưởng lợi nhuận ròng lần lượt là 37% và 121% so với quý I/2019. Trong quý I/2021, lợi nhuận ròng của STK tăng 34,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó, doanh thu và lợi nhuận ròng của GIL lần lượt tăng 19,5% so với cùng kỳ và 78,5% so với cùng kỳ.Tổng doanh thu trong quý I/2021 của các công ty dệt may được niêm yết đã giảm 7,6% so với cùng kỳ do giảm giá bán; tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp được cải thiện 1,6 điểm % so với cùng kỳ trong khi chi phí bán hàng giảm 12% so với cùng kỳ. Chi phí giảm là nhờ: cải thiện danh mục sản phẩm (sợi tái chế, găng tay, ba lô) với biên lợi nhuận gộp cao hơn; hàng tồn kho giá thấp kể từ quý IV/2020; và cắt giảm chi phí quảng cáo. Do đó, tổng lợi nhuận ròng quý I/2021 của các doanh nghiệp này tăng 38,2% so với cùng kỳ 2020.
Xem thêm : Các bạn có thể tham khảo nơi Mở tài khoản chứng khoán tốt nhất Việt Nam, nên mở tài khoản Chứng Khoán ở công ty nào
Nên Chọn Cổ Phiếu Nào Ngành Dệt May Năm Nay
Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua MSH trên cơ sở triển vọng hoạt động kinh doanh của công ty vẫn khá tích cực trong khi diễn biến ngành kém thuận lợi; theo dõi và chốt lời cổ phiếu GMC khi chưa tìm được hướng đi trong tình hình vĩ mô biến động hay tăng tỷ trọng POW khi nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 tăng trưởng ấn tượng.
Mua MSH với giá mục tiêu 75,196 đồng/cp
Theo CTCK ACB (ACBS), CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) đã thực hiện 76% dự phóng cả năm của ACBS về doanh thu thuần khi mang về 3,456 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2019, tăng 15.7% so với cùng kỳ. LNST 9 tháng đầu năm 2019 cũng tăng 30.6% so với cùng kỳ, đạt 357 tỷ đồng.
Tuy nhiên trong quý 3, doanh thu thuần của MSH chỉ tăng nhẹ 3% do đặt trong bối cảnh diễn biến ngành kém thuận lợi. Theo ACBS, sức mua trên thị trường xuất khẩu hàng dệt may có xu hướng thận trọng hơn trong bối cảnh chiến tranh thương mại; bên cạnh đó các đơn hàng cũng dịch chuyển khỏi Trung Quốc đi đến các quốc gia khác (Vd: Bangladesh, Campuchia, một số quốc gia châu Phi,…) nhiều hơn đến Việt Nam, do giá nhân công thấp hơn.
Mặc dù tình trạng này có thể không thay đổi ngay trong những tháng cuối năm 2019 và quý 1/2020, MSH kỳ vọng con số tăng trưởng sẽ tích cực hơn kể từ quý 2/2020 nhờ đóng góp từ khách hàng mới (tìm được trong 2019) và có kế hoạch sản xuất cho năm dựa trên đơn hàng đã ký.
Ngoài ra, dự án nhà máy mới của MSH vẫn đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2020, tăng năng lực sản suất của công ty thêm 20%, chủ yếu phục vụ đơn hàng FOB. MSH ước tính nhà máy sẽ hoạt động ở khoảng 50% công suất thiết kế trong năm đầu tiên hoạt động. Qua đó, ACBS cho rằng xuất khẩu hàng FOB vẫn là động lực tăng trưởng chính của MSH trong tương lai.
ACBS dự phóng doanh thu thuần 2019 và LNST của Công ty lần lượt là 4,542 tỷ đồng (tăng 15% so với năm trước) và 445 tỷ đồng (tăng 20.3% so với năm trước). Đồng thời, mức tăng trưởng tương ứng dự phóng cho năm 2020 là 14.3% và 14.4% (so với năm 2019).
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
ACBS dự phóng kết quả kinh doanh của MSH trong những năm tiếp theo
Với những yếu tố trên, ACBS khuyến nghị mua cổ phiếu MSH với giá mục tiêu 75,196 đồng/cp.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết NHỮNG QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA TTCK VIỆT NAM BẠN CẦN BIẾT để hiểu hơn về Thị Trường Chứng Khoán nhé.
Theo dõi GMC với giá mục tiêu 22,400 đồng/cp
Theo CTCK FPT (FPTS), hai khách hàng lớn của CTCP Garmex Sài Gòn (HOSE: GMC) có xu hướng đặt đơn hàng với giá trị nhỏ hơn nhằm chờ đợi những diễn biến tiếp theo từ chiến tranh thương mại.
Cụ thể, Columbia và Decathlon là hai khách hàng lớn lâu năm của GMC (chiếm 83% doanh thu năm 2018). Do các diễn biến khó lường của chiến tranh thương mại, hai khách hàng này có xu hướng đặt các đơn hàng có giá trị nhỏ hơn trong tâm lí chờ đợi các diễn biến tiếp theo từ cuộc chiến.
Tình hình đơn hàng của GMC
Ngoài ra, khả năng GMC có thể tận dụng được ưu đãi thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) vẫn chưa rõ ràng khi GMC vẫn đang nhập khẩu vải từ nhà cung cấp do bên đặt hàng chỉ định (trên 70% lượng vải được nhập khẩu từ Singapore). Việc GMC không chủ động được nguồn nguyên liệu sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ của EVFTA.
Khả năng di dời nhà máy trong tương lai sẽ gây gián đoạn sản xuất. Trong số 4 nhà máy của GMC, hiện có đến 3 nhà máy đang đặt tại vùng I (vùng có mức lương tối thiểu vùng cao nhất), lộ trình tăng lương tối thiểu vùng hằng năm sẽ làm gia tăng áp lực chi phí hoạt động ở các nhà máy này.
GMC có dự định di dời nhà máy sang các vùng III và IV, tuy nhiên, chưa có kế hoạch cụ thể. Với đặc thù thâm dụng lao động, vấn đề lớn nhất khi di dời nhà máy sang vùng khác là việc tìm kiếm và đào tạo nghề cho lao động mới. Quá trình này có thể gây gián đoạn sản xuất, ngoài ra, trong giai đoạn đầu khi năng suất lao động chưa cao có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty.
Qua đó, FPTS cho rằng hoạt động kinh doanh của GMC chưa có những lợi thế cạnh tranh rõ ràng trong khi đầu ra tại các thị trường xuất khẩu đang có nhiều biến động.
FPTS đưa ra khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu GMC ở thời điểm hiện tại, đồng thời nhà đầu tư có thể xem xét chốt lời ở mức giá 22,400 đồng/cp.
Mua POW với giá mục tiêu 16,800 đồng/cp
Theo CTCK KIS (KIS), tất cả các nhà máy nhiệt điện của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power, HOSE: POW) đều ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số ấn tượng trong sản lượng điện thương phẩm.
Cụ thể, Nhiệt điện Vũng Áng 1 tạo đột phá. Mặc dù được xem là “lỗ đen” trong hoạt động kinh doanh PV Power năm 2018, nhưng với mức tăng trưởng 44% trong quý 3/2019 nhờ vào sản lượng than đầu vào được đảm bảo và không xảy ra sự cố kỹ thuật ngoài ý muốn, Vũng Áng 1 đang dần ổn định và có đóng góp tích cực cho PV Power trong tương lai gần.
Bên cạnh đó, PV Power sẽ đưa ra thông báo chính thức về việc tham gia CGM của Cà Mau 1&2 trong 3 tháng cuối năm 2019. Nếu đề xuất sửa đổi mới nhất cho Thông tư 45/2018/TT-BTC (tỷ lệ alpha được đàm phán cho từng tổ máy phát điện trong phạm vi 60% -100%) được thông qua, có khả năng cao Cà Mau 1&2 duy trì sản lượng điện hợp đồng 100% PPA.
Qua đó, KIS kỳ vọng sự tham gia của Cà Mau 1&2 sẽ ảnh hưởng đáng kể, không chỉ giá trần của CGM mà cả tình hình sản xuất kinh doanh của PV Power năm 2020. Giả sử Cà Mau 1&2 đạt tỷ lệ alpha 100%, KIS ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế (LNST) năm 2020 của PV Power sẽ đạt lần lượt là 38,755 tỷ đồng (tăng 12% so với năm trước) và 3,088 tỷ đồng (tăng 4% so với năm trước).
Về kết quả kinh doanh, trong quý 3/2019, PV Power mang về 7,924 tỷ đồng doanh thu (tăng 16% so với cùng kỳ) chủ yếu do sản lượng điện thương phẩm đạt 4,939 triệu kWh (tăng 14% so với cùng kỳ). Bên cạnh đó, phần sản lượng bán trên thị trường cũng được hưởng lợi do giá SMP trung bình cao gần gấp đôi, trong khi đó giá khí đầu vào giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp cải thiện lợi nhuận gộp lên 1,193 tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ).
Với kết quả kinh doanh đang tăng trưởng, cùng với việc đặt kỳ vọng vào 2 điểm sáng chính là Vũng Áng 1 và Cà Mau 1&2. KIS khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu POW với giá mục tiêu 16,800 đồng/cp.
KẾT
Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.
Lựa chọn đầu tư là ở mỗi người, nhưng lựa chọn đúng sẽ quyết định rất lớn đến thành công trong tương lai. Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn các bạn đã luôn ủng hộ website tài chính cá nhân Dautulagi.com !
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.
- Tel: Mr Hùng – 0966.192.366
- Zalo: 0966.192.366
Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!