Trong số các chỉ số tài chính, có chỉ số tài chính bình quân của ngành. Chỉ số này dùng để định giá cổ phiếu của các công ty đang hoạt động trên thị trường Việt Nam hiện nay. Rất nhiều người thắc mắc về chỉ số trung bình. Nhóm ngành và các chỉ số cơ bản trong Tài Chính Chứng Khoán. Câu hỏi này sẽ được Đầu tư là gì giải đáp chi tiết cho bạn trong bài viết đầy thông tin này.
Chỉ số trung bình ngành là chỉ số tài chính được sử dụng để giới chuyên môn định giá bình quân của một ngành nghề, lĩnh vực đang hoạt động. Chỉ số này dùng làm căn cứ so sánh tình hình hoạt động kinh doanh của các đơn vị trong cùng một ngành với nhau. Từ đó sẽ biết được đơn vị nào làm ăn tốt hơn, kinh doanh phát triển, doanh thu lớn và đơn vị nào đang làm ăn thua lỗ.
Đặc biệt trên thị trường chứng khoán thì chỉ số trung bình ngành được dùng như yếu tố định giá cổ phiếu. Tuy nhiên, việc định giá này còn tùy thuộc thêm vào các yếu tố khác nữa.
Thực tế mỗi ngành nghề có tới hàng trăm ngàn các tổ chức, công ty đang hoạt động với mô hình, quy mô, thực lực, nguồn vốn khác nhau. Việc các chuyên gia tập hợp số liệu, tính toán chỉ số tài chính từng công ty rồi tính chỉ số tài chính trung bình ngành rất mất thời gian và công sức mới ra được kết quả.
Giới chuyên gia không chỉ căn cứ duy nhất chỉ số trung bình ngành để làm thước đo đánh giá cả một doanh nghiệp. Các trader chỉ nên sử dụng chỉ số trung bình ngành là P/E, P/B, EV/EBITDA…làm căn cứ xem đơn vị có đang bị đánh giá cao hoặc thấp hơn so với trung bình ngành. Từ đó mà bạn nắm bắt được thông tin doanh nghiệp đó có hoạt động hiệu quả hay không.
Do vậy, cần có sự so sánh giữa các con số trên báo cáo nhằm tạo nên các chỉ số tài chính. Khi đó, các chỉ số tài chính này sẽ giúp chúng ta xem xét sâu hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Các chỉ số tài chính được dùng so sánh với các kỳ trước để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua thời gian.
Các chỉ số tài chính được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với trung bình ngành để đánh giá điểm mạnh – yếu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đây còn là công cụ để dự báo tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
Xem thêm :
Hướng dẫn chi tiết Đầu tư hàng hóa phái sinh Kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Có 6 nhóm chỉ số tài chính chủ yếu:
- Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán: Nhằm kiểm tra khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.
- Nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: Nhằm kiểm tra tính cân đối trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, hay mức độ tự chủ tài chính; kiểm tra tính cân đối trong việc đầu tư tài sản doanh nghiệp…
- Nhóm chỉ số hiệu suất hoạt động: Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
- Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động: Đo lường khả năng sinh lời của vốn.
- Nhóm chỉ số phân phối lợi nhuận: Đánh giá mức độ phân phối lợi nhuận so với thu nhập mà công ty tạo ra cho cổ đông.
- Nhóm chỉ số giá thị trường: Phản ánh giá trị thị trường của cổ phiếu.
Xem thêm :
Chỉ Số PE là viết tắt của từ gì ?
Trong phân tích cổ phiếu nhiều chuyên gia cũng sử dụng chỉ số trung bình ngành linh hoạt. Kiến thức càng sâu rộng, am hiểu nhiều về thị trường tài chính thì càng đầu tư đúng chỗ tạo lợi nhuận khổng lồ.
Chỉ số trung bình ngành sử dụng được phân tách ra 2 loại chủ đạo, đó là:
Chỉ số trung bình ngành riêng về các chỉ tiêu tài chính, ví dụ tỷ suất lợi nhuận, ROE, ROA, hệ số nợ, khả năng thanh toán…
Chỉ số trung bình ngành riêng về việc định giá, ví dụ PE, PB, EV/EBITDA…
Các trader đem so sánh với chỉ số trung bình ngành sẽ thấy được:
Chỉ số tài chính: Các chỉ số về tỷ suất sinh lời như ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), ROA(tỷ suất sinh lời trên tài sản) nếu cao hơn nhiều so với chỉ số trung bình ngành thì có nghĩa doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao. Và ngược lại nếu tỷ suất sinh lời thấp hơn với chỉ số trung bình ngành thì doanh nghiệp đang thua lỗ.
Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp tốt hơn so với trung bình ngành với các hệ số vốn vay/VCSH cao hơn trung bình. Đó là dấu hiệu của doanh nghiệp hoạt động ổn định và có nội lực lớn.
Cách nhận biết cổ phiếu tiềm năng là các chỉ số ROA và ROE của doanh nghiệp cao hơn nhiều so với chỉ số trung bình ngành. Doanh nghiệp hoạt động tốt thì cổ phiếu trên sàn có giá trị cao và xu hướng tăng vọt sinh lời lớn. Đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp đó là khả quan.
Bên trên là những thông tin hữu ích giúp bạn đầu tư chứng khoán mà Dautulagi muốn chia tới các bạn. Lựa chọn đầu tư là ở mỗi người, nhưng lựa chọn đúng sẽ quyết định rất lớn đến thành công trong tương lai.
Hãy truy cập vào dautulagi.com thường xuyên để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn các bạn đã luôn ủng hộ website tài chính cá nhân Dautulagi.com !
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.
Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!