Nghệ thuật lướt T0 với cách đánh T0 trong chứng khoán du kích Cách giao dịch T0

Quan sát diễn biến trên thị trường chứng khoán, trước đây rất hiếm phiên biến động của VN-Index trong phiên trên 10 điểm nhưng trong thời gian gần đây, đặc biệt là kể từ đầu năm 2018, số lượng phiên có mức cao nhất và thấp nhất của VN-Index chênh nhau 20 điểm, 30 điểm càng nhiều.  Giao dịch T+0 là như thế nào?  Đây là những kiến thức cơ bản về chứng khoán mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải biết trước khi tiến hành giao dịch chứng khoán. Vì vậy bài viết ngày hôm nay mình sẽ tập trung vào việc đưa ra Nghệ thuật lướt T0 với cách đánh T0 trong chứng khoán du kích Cách giao dịch T0 rất dễ hiểu và những điều cần biết để giúp các nhà đầu tư F0 và Newbie có những thông tin cơ bản về một số thuật ngữ chứng khoán. 

Việc mua bán ngắn hạn sẽ khiến giá bình quân mua vào bị thay đổi và nhà đầu tư khó nắm bắt được thực sự lời lỗ ra sao. Do đó, nó chỉ phù hợp với trường hợp cổ phiếu đầu tư dài hạn có xu hướng đi lên. Theo một môi giới lâu năm, việc mua bán T+0 với cổ phiếu có sẵn trong danh mục cũng không hề đơn giản, nếu tính toán không chuẩn và mức độ biến động trong phiên của cổ phiếu không đủ lớn thì có thể bị lỗ hoặc phần lời ăn hết vào phí. Các thành viên của chúng tôi đã lên bài như sau:

>>>>> Nhận định cổ phiếu TDH Tại sao cổ phiếu TDH tăng mạnh Thay đổi để bứt phá.

Nghệ thuật lướt T0

“Hôm nay có rất nhiều hỏi tôi về phương pháp giao dịch T0. Vì vậy tôi muốn viết một bài để chia sẻ cho các nhà đầu tư phương pháp giao dịch T0 mà tôi đang áp dụng. Rất mong nó hữu ích với các anh chị.

Hiện nay, theo quy định của ủy ban chứng khoán nhà nước và luật chứng khoán, thì giao dịch trên thị trường chứng khoán là T+3 nghĩa là:

– Nếu mua cổ phiếu, thì 16h30 chiều ngày T+2 hàng mới về tài khoản, và ngày T+3 mới được bán

– Nếu bán cổ phiếu, thì 8h ngày T+2 tiền mới về tài khoản

Vậy khái niệm giao dịch T0 T1 T2 nghĩa là gì???

Đó là mượn hàng sẵn trên chính tài khoản của mình, mua khi giá giảm mạnh, và bán ra khi giá tăng, bằng chính số lượng vừa mua vào trong phiên đó. Nếu để phiên sau mới bán thì là lướt T1, và nếu để 2 phiên sau mới bán là lướt T2. (Nếu bạn để đến T3 mới bán thì đó là mua gia tăng, chứ không phải mua lướt T0 T1 T2.)

Ví dụ cụ thể: Ngày hôm nay 9/6 tôi đã khuyến nghị các bạn lướt T0 với các nhóm cổ phiếu

+ Chứng khoán: SSI, VND

+ Ngân hàng ACB, BID, CTG,STB, LPB

Lí do khuyến nghị: Nhóm cổ phiếu này đã giảm mạnh 3 phiên. Ví dụ VND giảm từ đỉnh là 63.4 phiên 4/6 đến hôm nay 9/6 về 51.2 giảm (23.8%). Kì vọng VND chỉnh sâu có nhịp hồi ngắn hạn.Giảm mãi sẽ phải hồi, tăng mãi thì phải điều chỉnh để cho các nhà đầu tư chốt lời.

Giả sử bạn đang cầm 10K cổ phiếu VND. Sáng 9/6 bạn mua với giá 52 (Khó mua giá đáy), và khi hồi phục trở lại bạn bán 10K đó với giá 57.6 (Giá kết phiên) thì bạn lời ngay 10.8% trong phiên. Bạn mượn 10K sẵn trên tài khoản bán ra luôn. Như vậy bạn lời là: 52.000*10.000*0.108= 56 triệu đồng. Số hàng còn lại mới mua, T+3 hàng về bạn mới bán được. Đây là một chiêu rất hữu dụng cho những nhà đầu tư đang kẹt hàng vùng giá cao gặp thị trường giảm chưa thoát hàng kịp. Chiêu này không áp dụng cho mua mới, vì giả sử thị trường hôm nay và mai hồi phục nhưng mà đến T+3 có thể lại giảm. Vì thế có hàng sẵn là lợi thế để các bạn lướt T0 T1 T2.

Giả sử bạn đang cầm 10K ở vùng giá 60. Khi cổ phiếu VND về giá vốn 52 mà bạn sợ hãi quá bán ra thì bạn sẽ thua lỗ mất 8 giá = 80 triệu đồng. Nhưng nếu bạn khéo léo mua và lướt trong phiên thì bạn lời ngay 56 triệu đưa khoản thua lỗ còn 24 triệu đồng. Và nếu như cổ phiếu chỉ cần tăng 2,4 giá nữa bạn sẽ về bờ. Đúng không nào??? Nếu bạn ngồi im ở đỉnh đề chờ cổ phiếu về 8 giá hẳn sẽ khá lâu đó nha. Và có 1 số cổ phiếu bạn sẽ chẳng bao giờ về bờ, thậm chí càng để càng lỗ nếu bước vào Trend giảm.

Đây là một cách xử lí rất ổn cho cổ phiếu bị thua lỗ khi mắc hàng vùng đỉnh, với điều kiện xác định được đây là vùng điều chỉnh của cổ phiếu trong xu hướng tăng. Chứ không thể áp dụng được cho cổ phiếu ở giai đoạn phân phối. Vì phân phối, cổ phiếu liên tục giảm, không hồi nổi để bán lướt. Để biết được cổ phiếu đang ở giai đoạn nào: Tích lũy, tăng giá, phân phối, giảm giá thì bạn cần học hỏi và biết phân tích kĩ thuật: Tâm lí nhà đầu tư, quy luật cung cầu.”

“Trở lại quá khứ, tại hội nghị thường niên Berkshire Hathaway năm 1987, trên bục phát biểu với chiếc áo sơ mi không cài hết nút cổ và bộ comle đã sờn bạc, Buffett nói với hàng ngàn cổ đông rằng ông chưa bao giờ gặp được ai có thể đoán trước được thị trường.

“Việc dự đoán thị trường lên hay xuống trong khoảng thời gian ngắn, 3-4 tháng, hoặc trong dài hạn là điều điên rồ xét về mặt đầu tư. Thị trường luôn dao động và chẳng thể đoán chính xác một thời điểm cụ thể trong tương lai”, Buffett nói.

Vì thế, đối với những công cụ phái sinh mà công việc tiên đoán thị trường là điều cần thiết thì Buffett sẽ tránh nó. Đối với ông, việc tiên đoán thị trường không phải là năng khiếu cũng như không là sở thích của mình.

Do đó, những sản phẩm đặc trưng, phổ biến và là đòn bẩy lợi nhuận của thị trường phái sinh như hợp đồng tương lai, quyền lựa chọn, hợp đồng kỳ hạn… được Buffett từ chối thử. Mặc dù, những công cụ này rất hấp dẫn bởi lợi nhuận kiếm được trong ngắn hạn là rất lớn. Bảo toàn vốn và tránh rủi ro là ưu tiên số một cũng như là nguyên tắc bất di bất dịch của Buffett.

Nhưng khi thị trường giá lên, chẳng hạn như giai đoạn đầu năm 1990, Buffett buộc phải bơi ra khỏi “vùng an toàn” là thị trường chứng khoán để tìm kiếm một công cụ đầu tư nhằm hạn chế rủi ro.Đó là khi ông bắt đầu bước vào thị trường phái sinh, với sản phẩm “chứng quyền” thoạt nhìn có vẻ hấp dẫn và ít rủi ro.

Chứng quyền là loại chứng khoán phát hành có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường vào bất kỳ thời điểm nào ở tương lai trong thời hạn xác định. Chứng khoán này bản chất gần giống như trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi, nhưng cộng thêm cơ hội được tham gia vào bất kỳ sự tăng mạnh về giá trị cổ phiếu thường ở tương lai.

Quyền này được phát hành khi công ty đang gặp rắt rối về mặt tài chính muốn huy động nguồn vốn với lãi suất thấp từ các nhà đầu tư. Đây được xem là công cụ có rủi ro thấp trong thị trường chứng khoán phái sinh.

Thị trường chứng khoán đang trên đỉnh, cộng với “bệnh sợ giữ tiền mặt”, Buffett cần nơi nào đó tương đối an toàn để đầu tư tiền của mình. Cuối năm 1989, lần đầu tiên trong đời, ông mua trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi của hai công ty USAir và Champion International.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

USAir là công ty kinh doanh trong ngành hàng không, còn Champion là một doanh nghiệp sản xuất giấy. Cả hai đều hoạt động trong ngành cần rất nhiều vốn, nhiều cạnh tranh, chi phí cố định cao, luôn hút hết tiền mặt và hoàn toàn không mang đặc điểm với những công ty đã làm ông thành công trước kia.

Với tổng số vốn 1,3 tỷ đô la đầu tư vào công cụ phái sinh, lãi suất trung bình cố định là 9%, Buffett nắm trong tay lợi thế khá lớn với khoản lợi nhuận cố định, cộng với một đặc quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường.

>>>>> Cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch khi nào ? Cách xử lý cổ phiếu bị hủy niêm yết


Thoạt nhìn đây là kênh đầu tư khôn ngoan của Buffett bởi “lợi thế kép”, nhưng cái gì tốt quá thì luôn ẩn chứa những cạm bẫy khó lường. Vì nếu, tình hình kinh doanh công ty, mặc dù được bơm vốn, vẫn ảm đạm và lợi nhuận sụt giảm sẽ mang lại khả năng vỡ nợ cũng như không thể trả lãi trái phiếu.

Sau một năm đầu tư, lợi nhuận Champion sụt giảm đến 85%, tuy nhiên vì lãi suất nhận được là cố định, nên số vốn của Buffett chưa phải chịu thiệt hại. Trong khi đó, mặc dù làm ăn thua lỗ nhưng ban quản lý của công ty lại mang về nhà khoản tiền lương cao hơn năm trước. Nhận thấy tình hình quan liêu và tham nhũng trong bộ máy hoạt động, tương lai Champion khó có thể cứu vãn nên Buffett đã bán ra, cắt lỗ kịp thời.

Tình hình hoạt động của USAir cũng chẳng khá khẩm hơn. Công ty thua lỗ chóng mặt, 454 triệu đô la sau một năm Buffett đầu tư và con số này vẫn chưa dừng lại mặc dù công ty có ban quản lý suất xắc đang vẫy vùng trong ngành cạnh tranh khốc liệt nhất Hoa Kỳ.

Đến năm 1994, USAir thông báo không trả lãi suất cố định cho Buffett do thua lỗ, vì thế ông đành bán tống lượng chứng khoán này với giá hạ và giải phóng khoản tiền vốn “không có lãi” trong nhiều năm.

Tính ra thị trường chứng khoán phái sinh chỉ mang lại cơn đâu đàu nhẹ cho Buffett bởi loại công cụ phái sinh mà ông chọn được đảm bảo tốt hơn cổ phiếu thường và mang lại rủi ro tựa như trái phiếu nên số tiền ông thua lỗ ở đây nhanh chóng được bù đắp lại từ những khoản đầu tư khôn ngoan hơn.

Nhưng kinh nghiệm từ cuộc phiêu liêu vào thị trường chứng khoán phái sinh càng củng cố niềm tin ban đầu của ông rằng việc dự đoán thị trường là điều bất khả thi. Tuy nhiên, đây lại là việc quan trọng và thiết yếu khi nhà đầu tư muốn kiếm lợi nhuận cao từ chứng khoán phái sinh.

Bài học của Buffett khi sử dụng sản phẩm chứng khoán phái sinh là nên cảnh giác với bất kỳ những kênh đầu tư thoạt nhìn có vẻ hấp dẫn và dễ ăn nhưng được ngụy trang từ những cái bẫy nhẹ nhàng, êm ái mà lại vô cùng nguy hiểm.”

Lướt T0 là gì?

Lướt T0 hay còn gọi là lướt sóng. Đầu tư chứng khoán lướt sóng (Swing Trading) là một trong những kênh đầu tư được ưa chuộng nhất hiện nay. Các nhà đầu tư yêu thích loại hình này bởi khả năng sinh lời và thu hồi vốn nhanh, nó tận dụng những biến động lên xuống của các cổ phiếu hoặc thị trường trong một khoảng thời gian ngắn để thu về lợi nhuận. Tuy nhiên, đi kèm với sự hào nhoáng ấy là nguy cơ “mất trắng” bởi độ rủi ro không hề nhỏ.

Giao dịch chứng khoán T+0 là gì?

Giao dịch chứng khoán T0 hay là T+0 là cho phép bạn nhà đầu tư chứng khoán giao dịch chứng khoán ngay trong ngày chứ không còn chờ đến 2 ngày theo quy định T+2 như trước đây. Đây là một hình thức mới và được áp dụng vào Tháng 2/2021

Theo quy định hiện hành, thời gian giao dịch và thanh toán của cổ phiếu trên thị trường là T+2, tức là khi mua cổ phiếu thì 2 ngày sau nhà đầu tư mới có thể bán cổ phiếu đó.
Nhà đầu tư sẽ được mua trước – bán sau hoặc bán trước – mua sau và giao dịch trong ngày sẽ làm phát sinh trường hợp bán khống. Bởi với trường hợp này kiều bên công ty chứng khoán sẽ cho bạn một khoản vay chứng khoán vậy, và khoản vay đó có lợi hay không còn tùy vào giá chứng khoán vào ngày T+ 2.

Thông tư 120/2020 cho phép nhà đầu tư giao dịch chứng khoán trong ngày (giao dịch T+0)
Tuy nhiên cần hiểu rõ hơn về quy định mới cho phép giao dịch T0 trên thị trường chứng khoán cơ sở Việt Nam phải đảm bảo điều kiện:

  • Nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch trong ngày sau khi đã ký hợp đồng giao dịch trong ngày với công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán.
  • Hợp đồng giao dịch trong ngày phải có điều khoản cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch vay, giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao theo quy định pháp luật bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
  • Hợp đồng giao dịch trong ngày phải nêu rõ các rủi ro phát sinh, thiệt hại và chi phí phát sinh mà nhà đầu tư phải thanh toán.

Giao dịch chứng khoán T0 có lợi thật không?

Với luật chứng khoán trước đây thì việc bạn có thể thanh toán được phải đợi sau 2 ngày so với ngày tiến hành giao dịch. Như vậy có có nghĩa là khi bạn mua chứng khoán thì phải đến 2 ngày sau mới có thể bán được chứng khoán, đó là chưa kể ngày chứng khoán về tài khoản của bạn. Bởi vậy mọi người cần tìm hiểu thêm thông tin về bán khống chứng khoán.

Đối với quy định về giao dịch chứng khoán trong ngày này có lợi cho nhà đầu tư hơn so với luật về T + 2:

  • Giúp cho nhà đầu tư có thể bán hoặc mua chứng khoán kịp thời với giá mong muốn, bởi giá chứng khoán sau mỗi phiên giao dịch đều có sự biến động tăng giảm
  • Giúp cho việc đầu tư lướt sóng chứng khoán được nhanh chóng, đơn giản hơn
  • Tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán
  • T+0 giúp thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư tham gia khiến vòng quay giao dịch tăng lên nhiều lần và thanh khoản sẽ tăng mạnh
  • Như vậy về bề nổi chúng ta thấy T+ 0 và bán khống giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán trong việc thanh khoản đồng thời thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường hơn. Tuy nhiên, cũng không hoàn toàn như vậy, đó là bạn đang nhìn bề nổi thôi.

Nói chính xác thì T +0 đang dọn đường cho bán khống chứng khoán mà thôi, nhìn vào mọi người có thể hình dung lệnh này như việc vay mượn chứng khoán, cầm cố chứng khoán vậy sau đó bán đi với dự đoán giá sẽ giảm và trong tương lai nhà đầu tư phải mua lại để hoàn trả đủ số lượng đã vay mượn. Như vậy có lợi nhất vẫn là công ty chứng khoán mà thôi thông qua các chi phí dịch vụ, lãi margin.

Nguyên tắc giao dịch chứng khoán T+0:

Để giao dịch chứng khoán trong ngày mọi người cần nắm rõ các nguyên tắc sau, nó được quy định rõ trong Thông tư 120/2020/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán.

  • Bạn chỉ có 1 tài khoản chứng khoán duy nhất tại công ty chứng khoán mở tài khoản. Tài khoản để giao dịch trong ngày T+0 phải là tài khoản riêng biệt/ quản lý riêng/ được hạch toán dưới hình thức tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán hiện có của nhà đầu tư.
  • Về phía công ty chứng khoán: Phải hạch toán tiêng tài khoản giao dịch trong ngày với tất cả các tài khoản giao dịch chứng khoán khác của nhà đầu tư.
  • Giao dịch chứng khoán T0 sẽ không áp dụng với giao dịch chứng khoán lô lẻ và giao dịch thỏa thuận
  • Không phải tất cả các mã chứng khoán được niêm yết đều được giao dịch T0 mà chỉ có những mã chứng khoán nào được công ty chứng khoán công khai trên trang thông tin điện tử của công ty chứng khoán được phép giao dịch T0 mà thôi.
  • Nhà đầu tư sẽ phải đặt các lệnh giao dịch mà cần đảm bảo tổng số chứng khoán trên các lệnh bán = tổng số chứng khoán cùng mẽ trên lệnh mua trong cùng ngày giao dịch. Trong trường hợp tổng số bán thực hiện nhiều hơn lệnh mua hoặc ngược lại thì bên công ty chứng khoán phải thanh toán thay cho nhà đầu tư số tiền hoặc chứng khoán thâm hụt tại ngày thanh toán.
  • Nhà đầu tư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thanh toán cho công ty chứng khoán mọi chi phí phát sinh liên quan tới hoạt động mua bắt buộc, vay chứng khoán, vay tiền để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp không có đủ tiền để thanh toán, không có đủ chứng khoán để chuyển giao tại ngày thanh toán theo quy định tại hợp đồng giao dịch trong ngày đã ký với công ty chứng khoán và pháp luật liên quan.
  • Công ty chứng khoán có quyền yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ tiền hoặc chứng khoán trước khi cho phép nhà đầu tư thực hiện giao dịch trong ngày.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Chú ý:

  • https://dautulagi com/nghe-thuat-luot-t0-voi-cach-danh-t0-trong-chung-khoan-du-kich-cach-giao-dich-t0/ (17)

Xem thêm

Magic Of your own Rocks: Huge Wins As much as fifty,one hundred thousand Coins

Blogs Double Bubble Slot Free Play slot – Most other harbors to experience if you …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366