Kinh nghiệm mua chứng quyền – Cách lựa chọn danh mục đầu tư chứng quyền hiệu quả

Xin chào các bạn,

Cách đầu tư chứng quyền là một chủ đề rất được nhà đầu tư quan tâm thời điểm hiện tại. Với nhiều đặc điểm vượt trội, đặc biệt là tính đòn bẩy cao, kênh đầu tư chứng quyền hứa hẹn sẽ là một sân chơi hấp dẫn cho nhà đầu tư Việt Nam. Vì vậy trong bài viết hôm nay Đầu tư là gì sẽ chia sẻ đến các bạn Kinh nghiệm mua chứng quyền cũng như cách lựa chọn danh mục đầu tư chứng quyền hiệu quả giúp bạn mở rộng cơ hội kiếm lời đảm bảo, đa dạng hóa danh mục đầu tư với công cụ đầu tư tài chính này nhé ! 

Tìm hiểu về chứng quyền: 

Nhiều người bị nhầm lẫn rằng chứng quyền là một loại quyền chọn hoặc là một chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên, mặc dù có một số đặc điểm khá tương đồng giữa chúng nhưng chứng quyền là một sản phẩm tách riêng so với các loại hình còn lại.

Khái niệm chứng quyền (CW)
Chứng quyền là một loại chứng khoán phái sinh cho phép, nhưng không bắt buộcngười chơi nắm giữ có thể mua / bán một chứng khoán cơ sở với một mức giá xác
định tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Chứng quyền có bảo đảm:
Là chứng quyền được bảo đảm bới bên phát hành. Khi phát hành chứng quyền cho
đầu tư, nhà phát hành sẽ có các biện pháp bảo đảm bằng cách mua chứng khoán cơ
sở trên thị trường.

Có 2 loại chứng quyền:

  • Chứng quyền mua (Call)
  • chứng quyền bán (Put)

Lợi ích, rủi ro đầu tư vào chứng quyền

+ Lợi ích:

  • Tỷ suất sinh lợi cao: CW có biên độ dao động giá lớn, về lý thuyết giá CW có thể biến động 100% – 200% hoặc hơn trong 1 ngày. Vậy kể từ khi nhà đầu tư mua CW đến ngày CW về (T+2) hoàn toàn có thể nhân đôi, nhân ba tài khoản. Điều này là không thể với Chứng khoán cơ sở do biên độ dao động 1 ngày chỉ là 7% – 15% tùy vào sàn giao dịch HNX, HSX hay Upcom
  • Xác định mức lỗ tối đa, lãi không giới hạn: nếu như giá chứng khoán cơ sở không đi theo dự kiến thì nhà đầu tư chỉ chịu lỗ tối đa bằng với phần phí mua chứng quyền. Phần phí này chỉ bằng 7% – 15% giá mua CKCS.
  • Giao dịch dễ dàng, tương tự như chứng khoán cơ sở: nhà đầu tư có thể mua bán chứng quyền trên tài khoản chứng khoán cơ sở mà không cần mở tài khoản mới. NĐT không cần mở tài khoản Chứng khoán tại CTCK phát hành CW vẫn có thể giao dịch được CW đó trên sàn.
  • Vốn đầu tư thấp so với mua chứng khoán cơ sở: thay vì phải bỏ ra một số tiền lớn để mua chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể mua chứng quyền với mức vốn bỏ ra chỉ bằng một phần nhỏ (7%-15%).
  • Không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài: thanh toán tại ngày đáo hạn bằng tiền mặt do đó nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia mua chứng quyền của những cổ phiếu đã hết room.

+ Rủi ro:

  • Mất phí mua chứng quyền: nếu như tại ngày đáo hạn giá thanh toán (bình quân 5 phiên giao dịch cuối cùng trước ngày đáo hạn) nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện chứng quyền đối với chứng quyền mua thì nhà đầu tư sẽ không được nhận thanh toán chênh lệch và mất toàn bộ phần phí mua chứng quyền.
  • Biến động mạnh theo giá chứng khoán cơ sở: do chứng quyền có đòn bẩy cao nên giá chứng quyền biến động mạnh theo giá chứng khoán cơ sở. Ví dụ, giá cổ phiếu A là 100 nghìn có biên độ giá trong ngày từ 93 – 107, giá chứng quyền của cổ phiếu A là 8 nghìn có biên độ giá trần sàn từ 1 – 15 nghìn.
  • Vòng đời giới hạn: Tại thời điểm đáo hạn nhà đầu tư sẽ nhận được phần lãi chênh lệch (nếu có) từ Tổ chức phát hành CW. Sau đáo hạn, CW sẽ không còn niêm yết trên sàn chứng khoán và không còn giá trị.
  • Tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán: Tổ chức phát hành có nghĩa vụ bắt buộc thanh toán phần chênh lệch lãi cho nhà đầu tư tại thời điểm đáo hạn do đó nhà đầu tư chịu rủi ro không nhận được phần này nếu tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán. Để bảo vệ nhà đầu tư, Ủy ban chứng khoán đưa ra quy định phòng ngừa rủi ro và đặt cọc thanh toán như sau: Tổ chức phát hành phải mua vào chứng khoán cơ sở để phòng ngừa rủi ro giá lên cho chứng quyền mua và phải đặt cọc 50% số tiền thu được từ phát hành chứng quyền.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Kinh nghiệm mua chứng quyền – Cách lựa chọn danh mục đầu tư chứng quyền hiệu quả:

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền

  • Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền: là hai yếu tố quan trọng để xác định giá trị nội tại của chứng quyền. Mức độ chênh lệch của hai yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến giá CW.
  • Thời gian đáo hạn: thể hiện giá trị thời gian của CW, thời gian đáo hạn của CW càng dài thì giá trị của CW càng cao.
  • Biến động giá chứng khoán cơ sở: là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn (có nghĩa là nhiều khả năng xảy ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền), do đó giá của CW cũng cao.
  • Lãi suất: Việc lãi suất tăng/giảm cũng tác động đến việc xác định giá của CW.

Ví dụ: khi nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn. Việc trì hoãn này đã tiết kiệm cho nhà đầu tư một khoản tiền so với việc trực tiếp mua chứng khoán cơ sở và khoản tiết kiệm này được hưởng thu nhập từ lãi suất. Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Do đó, nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho CW mua và ít hơn đối với CW bán.

+ Giao dịch chứng quyền

  • Mua – Bán chứng quyền : Có 2 cách để nhà đầu tư mua chứng quyền: Mua trên thị trường sơ cấp ( đăng ký mua trực tiếp từ tổ chức phát hành ) hoặc mua trên thị trường thứ cấp ( mua trên sàn giao dịch sau khi chứng quyền niêm yết)

Tương tự với giao dịch mua, nếu muốn bán chứng quyền, nhà đầu tư có thể bán cho tổ chức phát hành, bán lại cho nhà đầu tư khác qua sàn giao dịch hoặc chờ đến ngày chứng quyền đáo hạn, TCPH sẽ hạch toán lời lỗ và thanh toán cho NĐT.

  • Tài khoản giao dịch: CW giao dịch như một cổ phiếu nên NĐT chứng quyền không cần mở mới tài khoản mà sử dụng chung tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở.
  • Thời gian giao dịch và các phiên đóng cửa, mở cửa sẽ tương tự như thời gian giao dịch cổ phiếu trên HOSE, với khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 CW.
  • Thời gian thanh toán: Bù trừ đa phương, T+2
  • Giá tham chiếu: Giá đóng cửa phiên giao dịch hôm trước sẽ là giá tham chiếu cho phiên giao dịch hôm sau.
  • Giá trần/sàn của CW: được xác định theo công thức sau:

Giá trần/sàn CW = Giá tham chiếu CW +/- (Giá CKCS*Biên độ dao động) / Tỷ lệ chuyển đổi

Nhìn chung, giao dịch chứng quyền là biện pháp “kép”, giúp bạn vừa tấn công vừa phòng thủ. Bạn có thể sử dụng nó để hạn chế rủi ro khi chơi chứng khoán và kiếm lợi nhuận trong tương lai khi giá cổ phiếu tăng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân đối giữa mục tiêu của mình với mức độ chấp nhận rủi ro, cũng như lựa chọn chứng khoán cơ sở có tiềm năng.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo mở tài khoản chứng khoán tại TCBS với thủ tục online 100% nhanh chóng đơn giản và phí giao dịch rẻ nhất hiện nay và có đội ngũ chăm sóc khách hàng nhiệt tình nhất.

TIÊU CHÍ VÀ LƯU Ý LỰA CHỌN CHỨNG QUYỀN

1. Xem thời hạn đáo hạn (thời gian còn lại) của chứng quyền, ưu tiên thời hạn chứng quyền còn dài để đầu tư

2. So sánh giá thực hiện chứng quyền so giá cơ sở của chứng quyền. Những chứng quyền có giá cơ sở sát hoặc lớn hơn giá thực hiện càng cao càng tốt.

3. Tính toán giá hòa vốn của chứng quyền.

4. Cũng giống như cổ phiếu, lựa chọn chứng quyền được phát hành bởi những công ty tốt.

5. Thường thì cổ phiếu tăng thì giá chứng quyền tăng và ngược lại. Nên khi đầu tư chứng quyền phải nghiên cứu khẳ năng tăng hoặc giảm giá cổ phiếu của chứng quyền đó.

6. Tỷ lệ tăng giá chứng quyền trong ngày thường phục thuộc vào nhu cầu mua bán căn cứ trên tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền, thời gian còn lại của chứng quyền, giá thực hiện chứng quyền và nhiều thông tin khác.

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ những thông tin về Kinh nghiệm mua chứng quyền – Cách lựa chọn danh mục đầu tư chứng quyền hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ của Đầu tư là gì sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc về cách Chứng quyền. Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu Thông tin đầu tư sẽ giúp bạn đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn.

Lựa chọn đầu tư là ở mỗi người, nhưng lựa chọn đúng sẽ quyết định rất lớn đến thành công trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Finest 36 Flirty Gay Chat Up Lines – that work well! – witty & Dirty

TÓM TẮT BÀI VIẾT1 What are the greatest gay chat-up traces to use? 2 Funny …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366