https://dautulagi.com/cach-doc-bao-cao-luu-chuyen-tien-te-trong-dau-tu-co-phieu/

Đòn bẩy tài chính là gì ? Cách dung đòn bẩy tài chính (margin) khi chơi chứng khoán như nào cho hiệu quả ?

Trong lĩnh vực tài chính một thuật ngữ được sử dụng khá thường xuyên đó chính là “đòn bẩy”. Vậy đòn bẩy tài chính là gì? Và cách dùng đòn bẩy tài chính) khi chơi chứng khoán như nào cho hiệu quả ?

Đòn bẩy tài chính được các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều trong chiến lược kinh doanh, bởi nếu biết cách sử dụng đúng sẽ mang lại những khoản lợi nhuận không hề nhỏ. Tuy nhiên sử dụng đòn bẩy tài chính không không phải chắc chắn sẽ thành công, nó như con dao 2 lưỡi, nếu khách hàng áp dụng tốt sẽ thu lợi nhuận, áp dụng không tốt sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

I. Đòn Bẩy Tài Chính Là Gì?

1. Định nghĩa đòn bẩy tài chính

 – Đòn bẩy tài chính trong tiếng Anh là Financial Leverage, viết tắt là FL.

Định nghĩa đòn bẩy tài chính

 – Đòn bẩy tài chính là mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (EPS).

 – Đòn bẩy tài chính chính là sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong công việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.

Xem thêm thông tin rất hữu ích cho bạn : Khi nào bạn nên sử dụng Margin trong đầu tư chứng khoán hiệu quả nhất?

2. Công thức tính đòn bẩy tài chính

Độ lớn của đòn bẩy tài chính tại một mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay được tính theo công thức sau:

Ở đây, EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay, EPS là lợi nhuận của vốn chủ sở hữu. Nếu kí hiệu I là lãi vay phải trả sau một số biến đổi chúng ta có công thức sau:

Trong đó:

  • F: Là chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay)
  • v: Chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm
  • p: Giá bán đơn vị sản phẩm
  • Q: Số lượng sản phẩm bán ra

Như vậy, nếu chủ doanh nghiệp có kết cấu vốn với phần vốn vay lớn hơn thì sẽ có lợi nhuận của vốn chủ sở hữu tăng nhiều hơn khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng, ngược lại sẽ có lợi nhuận của vốn chủ sở hữu giảm nhiều hơn khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm.

Những doanh nghiệp có kết cấu vốn với phần vốn vay lớn hơn sẽ có nhiều cơ hội thu được lợi nhuận của vốn chủ sở hữu cao hơn nhưng gắn liền với nó là rủi ro tài chính cũng lớn hơn.

3. Các nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính

Tổng nợ/Tổng tài sản (D/A)

Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Hệ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mục đích vay, lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp. Để biết được tỷ số này cao hay thấp có thể so sánh với tỷ số trung bình ngành.

Hệ số nợ/Vốn (D/C)

Tổng nợ/(Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu)

Hệ số nợ trên vốn (D/C) này cung cấp cho các nhà nghiên cứu và các nhà đầu tư về sức mạnh về tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ nợ trên vốn cao so với mức bình quân ngành thì doanh nghiệp đó có thể có tình hình tài chính không khả quan.

Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu (D/E)

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp, cho ta biết về tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một trong những tỷ lệ đòn bẩy tài chính thông dụng nhất.

Hệ số đòn bẩy tài chính

Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân

Hệ số này thể hiện vốn vay và vốn chủ sở hữu bình quân trong cả một thời kỳ. Tỷ số này thấp thể hiện khả năng tự chủ tài chính nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được nhiều lợi thế của đòn bẩy tài chính.

Hệ số chi trả lãi vay (EBIT/Chi phí lãi vay)

Hệ số chi trả lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi của một doanh nghiệp.

  • Chỉ số này > 1 chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay.
  • Chỉ số này

Xem thêm thông tin rất hữu ích cho bạn : Lãi suất vay Margin là gì? Cách tính lãi vay Margin theo ngày ?

II. Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính Khi Chơi Chứng Khoán Như Thế Nào Hiệu Quả ?

Sử dụng đòn bẩy tài chính mang đến nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro lớn. Chính vì thế doanh nghiệp phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chủ doanh nghiệp phải có định hướng tốt để tránh tình trạng khủng hoảng, ngưng đọng vốn của công ty: Khi chủ đầu tư thiếu định hướng rất dễ đưa tới tình trạng khủng hoảng hoặc nếu chủ đầu tư tính toán sai khiến việc mua bán khó khăn dẫn đến thực trạng ngưng đọng vốn, thậm chí nếu không kịp xoay sở có thể dẫn tới tình trạng trắng tay.
  • Lựa chọn nơi cho vay vốn uy tín: Việc lựa chọn nguồn vốn cũng phải hết sức thận trọng bởi nếu vay vốn với lãi suất cao thì lợi nhuận sẽ giảm, đồng thời nếu chẳng may gặp rủi ro thì việc lãi suất cao sẽ khiến cho nhà đầu tư điêu đứng. Hãy lựa chọn các ngân hàng đang có chương trình vay vốn ưu đãi như: Vietcombank, BIDV, Sacombank….

Hiện nay các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính như một “liều thuốc kích thích” với kỳ vọng rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ, có thể đem lại lợi nhuận rất cao cũng có thể đem lại rủi ro. Chính vì thế các nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư sinh lời.

III. Kết Luận

Qua bài viết trên của dautulagi.com, chắc hẳn bạn đã nắm rõ khái niệm đòn bẩy tài chính là gì. Và có thể thấy, đòn bẩy tài chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong số các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư rất ưa thích sử dụng đòn bẩy tài chính đặc biệt trong việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư, các giao dịch thương mại.

Họ luôn kỳ vọng rằng lợi nhuận được tạo ra có tỷ suất cao hơn lãi suất đi vay. Tuy nhiên, nó tiềm tàng rất nhiều rủi ro nếu như chủ doanh nghiệp không có chiến lược sử dụng nguồn vốn đúng đắn.

Cảm ơn các bạn đã luôn ủng hộ website tài chính cá nhân Dautulagi.com !

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

8 Lệnh Giao Dịch Chứng Khoán Cơ Bản Nhà Đầu Tư Phải Biết [ 2022 ]

8 Lệnh Giao Dịch Chứng Khoán Cơ Bản Nhà Đầu Tư Phải Biết [ 2022 ]

Mỗi loại lệnh giao dịch chứng khoán đều có ý nghĩa và cách sử dụng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366