Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 23: ROA là gì? 3 Cách sử dụng ROA trong phân tích doanh nghiệp

ROA – tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets), là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Việc hiểu rõ hơn về chỉ số ROA  sẽ giúp các bạn quản lý cũng như đánh giá chính xác quá trình sử dụng vốn kinh doanh của mình có hiệu quả không. Và dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn phân tích chi tiết chỉ số ROA. Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 23: ROA là gì? 3 Cách sử dụng ROA trong phân tích doanh nghiệp

1. ROA là gì?

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng của tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), thường viết tắt là ROA từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh Return on Assets, là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.

ROA là viết tắt của cụm từ Return On Assets có nghĩa là Chỉ số về mặt lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty, cũng có thể hiểu là Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản sử dụng để kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Đây được đánh giá là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng trong các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Và nó có chức năng đo lường một cách chính xác khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của công ty, doanh nghiệp.

  • Return On Asset (ROA) hay lợi nhuận trên tổng tài sản là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp
  • Chỉ số ROA giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về độ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.

ROA là chỉ số vô cùng quan trọng và mối quan tâm của các nhà quản lý doanh nghiệp. Họ dựa vào chỉ số này để phân tích khả năng sinh lời trên tổng tài sản của mình.  Từ đó, xác định chính xác được phương pháp kinh doanh hiện tại của công ty mình có đi đúng hướng hay không, để có thể điều chỉnh kịp thời.

Dựa vào chỉ số ROA mà các nhà quản lý doanh nghiệp biết được chính xác số vốn đầu bỏ ra để đầu tư cũng như lợi nhuận ròng đem về là bao nhiêu. Và chỉ số ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt.

>>>>> Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 22: Top 3 Ý nghĩa của PE khi chọn cổ phiếu để Đầu Tư Chứng Khoán 2022

2. Cách xác định chỉ số ROA

Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chính vì lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân tài sản doanh nghiệp.

Công thức hóa, ta sẽ có:

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản = 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Bình quân tổng giá trị tài sản
Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh thu chia cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản, nên còn cách tính tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa, đó là:

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng tài sản

  • Công thức tổng quát:

  • ROA=(LNST/tổng tài sản bình quân)*100%

>>>>> Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 21: Chỉ số P/E là gì? P/E Định giá cổ phiếu một cách đơn giản hiệu quả 2022

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

3. Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.

Điều này phụ vào:
a. Lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động
  • Các ngành khác nhau thường có những đặc điểm khác nhau về cơ cấu tài sản.
  • Với các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp nặng như: Thép, xi măng,… thường yêu cầu tài sản cố định rất lớn. Do đó chỉ số ROA sẽ tương đối thấp.
  • Ngược lại, những công ty trong công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng,… không yêu cầu quá lớn tài sản cố định để vận hành, thường có chỉ số ROA cao.
  • Sẽ thật khập khiễng nếu bạn so sánh ROA của các công ty hoạt động ở các ngành khác nhau.
  • Do đó chúng ta nên chọn các công ty hoạt động trong cùng ngành để so sánh.

b. So sánh ROA các đối thủ cùng ngành
Cụ thể:
  • Chỉ số ROA trong năm của công ty cao hơn so với mức trung bình của ngành trong cùng năm đó thì là dấu hiệu tốt và ngược lại.
  • Nếu ROA công ty cao hơn mức trung bình ngành cho thấy công ty đang quản trị tài sản hiệu quả, vượt trội so với mức trung bình ngành.
c. So sánh ROA với kết quả trong quá khứ
  • Chỉ số ROA tăng trưởng qua các năm và cao hơn so với trung bình ngành.
  • Đây là tín hiệu rất tích cực và là một những tiêu chí quan trọng để chọn ra những cổ phiếu tuyệt vời.
  • Tuy nhiên không có chỉ số nào là hoàn hảo, bạn nên kết hợp sử dụng ROA với các chỉ số tài chính khác để thấy rõ hơn bức tranh tài chính của doanh nghiệp.

Ví dụ nếu công ty A có thu nhập ròng là 10 tỷ đồng, tổng tài sản là 50 tỷ đồng, khi đó tỷ lệ ROA là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 100 tỷ đồng, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy, cùng mức lợi nhuận 10 tỷ đồng nhưng công ty A hiệu quả hơn.

Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang tận dụng tốt đòn bẩy tài chính.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 50: Có nên chơi chứng khoán Việt Nam 2022 hay không?

Qua bài viết này bạn hiểu được có nên chơi chứng khoán ở thời điểm …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366