Vốn là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong kinh doanh. Khả năng sử dụng được trong kinh doanh là tiêu chí cơ bản để đánh giá tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có giá trị là vốn.Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 10: Sự thay đổi các loại vốn Tổng quan về VỐN ai đầu tư cũng phải biết
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Vốn là gì
Với sự phát triển vũ bão của nền kinh tế thị trường, các ngành nghề mới liên tục ra đời, quan niệm về vốn cũng ngày càng được mở rộng. Bên cạnh vốn hữu hình, dễ dàng được nhận biết, còn tồn tại và được thừa nhận là vốn vô hình như: các sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, vị trí đặt trụ sở của doanh nghiệp…Theo cách hiểu rộng hơn, người lao động cũng được rất nhiều doanh nghiệp coi là một trong những nguồn vốn quan trọng.
Có thể thấy, vốn tồn tại trong mọi giai đoạn sản xuất kinh doanh, từ dự trữ; sản xuất đến lưu thông; doanh nghiệp cần vốn để đầu tư xây dựng cơ bản; cần vốn để duy trì sản xuất và để đầu tư nâng cao năng lực sản xuất… Quyết định tài trợ, do đó, là một trong 3 nhóm quyết định quan trọng của tài chính doanh nghiệp và có ảnh hưởng sâu sắc tời mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp – tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
Có nhiều khái niệm về vốn khác nhau tuy nhiên ta có thể nói như sau: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết
Dưới sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động. Doanh nghiệp sẽ tạo ra hàng hoá, dịch vụ để cung ứng cho thị trường. Để đảm bảo sự tồn tại, phát triển, số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi.
Đặc điểm cơ bản của vốn doanh nghiệp
- Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vô hình. Như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, bản quyền, thương hiệu…
- Vốn luôn gắn với một chủ sử hữu nhất định: Chủ sở hữu có toàn quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt số vốn của mình.
- Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định. Sau đó mới phát huy tác dụng, nghĩa là với một lượng vốn đủ lớn mới có thể sử dụng đầu tư kinh doanh để sinh lời.
- Vốn luôn vận động vì mục tiêu sinh lời
- Vốn có giá trị về mặt thời gian: Do tác động của khả năng sinh lời và rủi ro nên vốn của doanh nghiệp luôn có giá trị theo thời gian. Một đồng vốn hiện tại sẽ có giá trị kinh tế khác với một đồng vốn trong tương lai.
- Vốn là một hàng hoá đặc biệt.
Phân loại về vốn
Vốn cố định
Là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hay vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Vốn lưu động
Là số tiền ứng trước để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong quá trình chu chuyển vốn lưu động có các đặc điểm như:
Vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện qua từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh
Vốn lưu động dịch chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu chi phối và định đoạt. Nó có thể hình thành do nhà nước cấp, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại. Hình thành từ thăng dư vốn: đây là khái niệm chi chênh lệch giữa giá trị thị trường của cổ phiếu thường và mệnh giá của nó ở thời điểm phát hành.
>>>>> Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 8: Cổ phiếu lưu hành là gì? Tại sao Cổ phiếu lưu hành rất quan trọng
SỰ THAY ĐỔI CỦA CÁC LOẠI VỐN
Chia cổ tức bằng tiền mặt – Vốn điều lệ ko đổi, vốn chủ sở hữu giảm, vốn hóa doanh nghiệp giảm
Ví dụ rằng có 2 người bạn cùng nhau góp tiền để mở công ty, tổng được 400 triệu. Mỗi người góp 200 triệu (tương đương 50% cổ phần). Sau vài năm kinh doanh kiếm được số lãi là 200 triệu và 2 người quyết định rút 50% số lãi ra (100 triệu), giữ lại 50%. Khi đó, ta có:
-
Vốn điều lệ: 400 triệu
-
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 200 triệu
-
Vốn chủ sở hữu: 600 triệu
-> Chia cổ tức bằng tiền mặt: chia 100 triệu
-
Vốn điều lệ: 400 triệu
-
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 100 triệu
-
Vốn chủ sở hữu: 500 triệu
Trả Cổ tức bằng Tiền mặt bản chất chính là Rút tiền ra trên số tiền Lãi kiếm được của Công ty. Và việc Trả Cổ tức Tiền mặt này sẽ đánh vào Lợi nhuận sau thuế chưa Phân phối khiến cho 200 triệu đồng – Cổ tức Tiền mặt 100 triệu đồng = 100 triệu đồng (Sau chia). Và vì bản thân Lợi nhuận sau thuế chưa Phân phối là 1 thành phần của Vốn chủ sở hữu nên Giá trị của Vốn chủ sở hữu đã giảm 1 lượng đúng bằng 100 triệu đồng đã trả Cổ tức Tiền mặt (từ 600 triệu đồng giảm thành 500 triệu đồng).
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Như mọi người biết sau khi chia cổ tức (dù là bằng hình thức nào) thị giá của cổ phiếu sẽ phải điều chỉnh giảm theo công thức. Trong trường hợp chia cổ tức tiền mặt thì số lượng cổ phiếu ko đổi, thị giá giảm nên vốn hóa doanh nghiệp giảm vì vốn hóa = thị giá 1 cổ phiếu x số lượng CP đang lưu hành
Chia cổ tức bằng cổ phiếu/cổ phiếu thưởng – Vốn điều lệ tăng, vốn chủ sở hữu ko đổi, vốn hóa doanh nghiệp ko đổi
Hai ông chủ trên tiếp tục kinh doanh 2 năm nữa và lãi thêm 200 triệu đồng. Khi đó, ta có:
-
Vốn điều lệ: 400 triệu đồng
-
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 300 triệu
-
Vốn chủ sở hữu: 700 triệu
Nhận thấy tình hình kinh doanh thuận lợi nhưng có vẻ vốn điều lệ hơi thấp vì vậy 2 ông chủ quyết định tăng vốn điều lệ bằng lợi nhuận đã tích lũy được nên họ chia cổ tức bằng cổ phiếu giá trị 100 triệu đồng, sau chia ta có:
-
Vốn điều lệ: 500 triệu
-
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 200 triệu
Vốn chủ sở hữu vẫn không đổi, chỉ có Lợi nhuận sau thuế chưa Phân phối bị giảm mất 100 triệu đồng và Vốn điều lệ tăng thêm 100 triệu đồng. Bản chất ở đây là việc điều chuyển Lợi nhuận để tăng Vốn điều lệ và Tỉ lệ sở hữu của 2 cổ đông vẫn giữ là 50%. Hành động như vậy được gọi là Cổ tức Cổ phiếu (Nếu toàn bộ nguồn gốc Tăng là từ Lợi nhuận) hoặc Cổ phiếu thưởng (Hay còn gọi là Phát hành Cổ phiếu để tăng vốn từ Nguồn vốn chủ sở hữu) (Nếu toàn bộ nguồn gốc Tăng không phải 100% từ Lợi nhuận).
Vốn điều lệ tăng do số lượng cổ phiếu tăng (vì số lượng CP x mệnh giá 10.000 đồng sẽ ra vốn điều lệ)
Vốn hóa ko đổi vì số lượng cổ phiếu tăng nhưng THỊ GIÁ cổ phiếu giảm sau chia.
Quyền mua và Thặng dư Vốn cổ phần – Vốn Điều lệ Tăng và Vốn chủ sở hữu Tăng
>>>>> Chứng Khoán 3 Gốc – BÀI 9: Thị giá của cổ phiếu là gì? Tất tần tật về Thị giá của cổ phiếu 2022
Quyền mua với giá cao hơn Mệnh giá (10.000đ): Ở trên là trường hợp toàn bộ số tiền Tăng vốn được dùng để tăng Vốn điều lệ của Công ty (Tức Giá bán tăng vốn ngang với Mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu nếu Công ty đó đang Niêm yết trên sàn Chứng khoán). Tuy nhiên trong thực tế do các Công ty đã hoạt động lâu đời có khách hàng, có doanh số, có lợi nhuận tốt thì đa phần lúc tăng vốn lại được bán giá cao hơn Mệnh giá. Tức là 200 triệu đồng ở trên không hoàn toàn làm tăng mỗi Vốn điều lệ. Giả sử ở đây Giá chào bán Tăng vốn được thực hiện với giá gấp đôi Mệnh giá, tức là 20.000 đồng/cổ phiếu. Khi đó:
Trước khi góp thêm vốn:
-
Vốn điều lệ: 500 triệu
-
Thặng dư vốn cổ phần: 0d
-
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 200 triệu
-
Vốn chủ sở hữu: 700 triệu
Sau khi nộp quyền mua tăng vốn 200 triệu với giá 20.000d/cổ phiếu
-
Vốn điều lệ: 600 triệu
-
Thặng dư vốn cổ phẩn: 100 triệu
-
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 200 triệu
-
Vốn chủ sở hữu: 900 triệu
Quyền mua: do nhu cầu phát triển mới, Công ty đang mong muốn mở rộng kinh doanh bằng cách mở tiếp 1 cửa hàng khác. 2 người quyết định góp thêm tiền để đảm bảo đủ vốn mở cửa hàng mới. Số tiền muốn góp thêm: 200 triệu đồng. Khi đó:
Trước khi góp thêm vốn:
-
Vốn điều lệ: 500 triệu
-
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 200 triệu
-
Vốn chủ sở hữu: 700 triệu
Sau khi nộp quyền mua tăng vốn 200 triệu:
-
Vốn điều lệ: 700 triệu
-
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 200 triệu
-
Vốn chủ sở hữu: 900 triệu
Vốn điều lệ và Vốn chủ sở hữu tăng thêm 1 lượng đúng bằng 200 triệu đồng và lượng tăng thêm này là do 2 cổ đông sáng lập nộp thêm tiền, toàn bộ 200 triệu đồng thêm này được nộp vào để tăng Vốn điều lệ. Như vậy bản chất của Quyền mua chính là việc các cổ đông hiện tại cùng nộp thêm tiền để tăng vốn của Công ty. Quyền mua này đôi khi còn được gọi là Quyền mua Phát hành thêm hay Phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cổ đông hiện hữu.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối không đổi và Vốn chủ sở hữu tăng thêm đúng 1 lượng bằng số tiền mà 2 đồng sáng lập nộp thêm vào là 200 triệu đồng. Tuy nhiên Vốn điều lệ lại chỉ tăng có 100 triệu đồng, như vậy 100 triệu đồng còn lại như hình lại được hạch toán vào Thặng dư vốn cổ phần. Vậy Thặng dư vốn cổ phần có thể được hiểu là phần dư ra từ việc chào bán tăng vốn với giá cao hơn so với Mệnh giá. Còn nếu trường hợp bán giá 30.000 đồng/cổ phiếu. Thì mệnh giá 10.000 đồng sẽ được tính để tăng Vốn điều lệ, còn phần dư ra là 30.000 – 10.000 = 20.000 đồng/cổ phiếu sẽ được tính vào Thặng dư vốn cổ phần.
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.
Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!