Chỉ Số Tài Chính rất quan trọng trong phân tích doanh nghiệp khi Đầu Tư Giá Trị. Chỉ số tài chính là yếu tố quan trọng để chủ doanh nghiệp đánh giá tình hình phát triển của doanh nghiệp mình. Đây là một phần không thể thiếu trong phân tích báo cáo tài chính. Chỉ số tài chính là các mối quan hệ được xác định từ thông tin tài chính của một công ty và được sử dụng cho mục đích so sánh.
TÓM TẮT BÀI VIẾT
TOP 6 CHỈ SỐ TÀI CHÍNH QUAN TRỌNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỘT MÃ CỔ PHIẾU
CHỈ SỐ EPS (Lãi cơ bản trên 1 CP)
Được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ 02 DN có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng 1 trong 2 có thể có ít CP hơn, tức là DN này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng DN này tốt hơn DN còn lại.
+ DN có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng DN để đảm bảo “chất lượng” của tỉ lệ này.
PE hay P/E (Price/EPS – Giá CP/Lãi cơ bản của 1 CP hay Giá/thu nhập)
+ Hiểu ngắn gọn PE là số năm hòa vốn nếu lợi nhuận không đổi như hiện tại
+ PE cho thấy Giá hiện tại cao hơn thu nhập bao nhiêu lần
PE CAO
+ Dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai/triển vọng tốt
+ CP đang được định giá cao
+ Cty đang ở vùng đáy chu kỳ – đối với CP theo chu kỳ.
+ Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
PE THẤP
+ Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
+ CP đang bị định giá thấp
+ Cty ở vùng đỉnh chu kỳ KD – đối với CP theo chu kỳ
+ Xuất hiện lợi nhuận đột biến VD do bán tài sản
+ 1CP có thể được định giá quá cao hoặc quá thấp trên thị trường vì thế có thể dùng PE để tính giá hợp lý của 1 CP như sau:
+ Giá CP = Thu nhập của Công ty * PE và sau đó so sánh với các nhóm CP tương tự cùng ngành.
CHỈ SỐ ROA (Tỷ suất lợi nhuận ròng/Tài sản)
+ Được sử dụng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty (khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư)
+ ROA càng cao càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền trên lượng đầu tư ít hơn
+ ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/ Tổng tài sản
+ Nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm (để biết mức độ thay đổi) hoặc giữa các công ty tương đồng (VD: cùng ngành nghề)
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
+ Nên chú ý cả tỉ lệ lãi suất phải trả cho các khoản vay nợ. ROA cần phải cao hơn chi phí vay
CHỈ SỐ ROE (Tỷ suất lợi nhuận ròng/Vốn CSH)
+ ROE đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
+ Để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lãi
+ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông
+ Hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
+ ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Vốn cổ phần thường
+ ROE thường dùng để so sánh với các CP cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
+ Lưu ý:
+ ROE ≤ lãi vay ngân hàng: nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.
+ ROE > lãi vay ngân hàng: phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai không?
Chỉ số ROIC: công cụ tuyệt vời để phân tích doanh nghiệp có nợ vay cao
+ Chỉ số ROIC (Return on Invested Capital) nằm trong nhóm chỉ số tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (Return on Capital) dùng để đánh giá hiệu quả sinh lời của vốn đầu tư, trong đó bao gồm cả:
+Vốn chủ sở hữu (VCSH)
+Nợ vay phải trả
+ Nếu ROIC là 10%, nghĩa là doanh nghiệp tạo ra được 10 đồng lợi nhuận với mỗi 100 đồng vốn đầu tư.
CHỈ SỐ PB (PRICE/BOOKVALUE – GIÁ HIỆN TẠI/GIÁ SỔ SÁCH)
+ PB (P/B) (Giá/Giá trị sổ sách) được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị ghi trên sổ sách của cổ phiếu đó.
+ P/B được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của CP chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của CP đó.
+ Công thức: P/B = Giá cổ phiếu / (Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ)
HỆ SỐ BETA
+ BETA là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán.
+ Hiểu đơn giản: BETA giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường.
+ Nếu BETA của một chứng khoán:
<1: chứng khoán đó sẽ có mức thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường.
=1: giá chứng khoán đó sẽ di chuyển cùng bước đi với thị trường.
>1: giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của thị trường
+ Lưu ý:
Nhiều CP thuộc các ngành cung cấp dịch vụ công ích có beta nhỏ hơn 1. Ngược lại, hầu hết các cổ phiếu dựa trên kỹ thuật công nghệ cao có beta lớn hơn 1, thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợi cao hơn, những cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn.
Lựa chọn đầu tư là ở mỗi người, nhưng lựa chọn đúng sẽ quyết định rất lớn đến thành công trong tương lai. Chúc các bạn thành công!
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.
Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!