Khi một xu hướng được giữ vững, nó thường vượt quá kỳ vọng chung và đem lại mức lợi nhuận tối đa cho các nhà giao dịch lành nghề nhất. Do đó, có thể phân tích chính xác các xu hướng của thị trường là một khả năng cực kỳ hữu ích, đó chính xác là lý do tại sao có rất nhiều công cụ, chỉ báo phân tích kỹ thuật khác nhau cố gắng thực hiện công việc này. Một trong những biến động mạnh mẽ nhất trong thị trường tài chính xảy ra là khi xuất hiện một xu hướng lớn. Các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán Top 10 Chỉ Báo Phân Tích TA bạn cần chú ý.
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là chứng từ có giá dài hạn hoặc bút toán ghỉ số xác nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành. Chứng khoán là hàng hóa của thị trường chứng khoán. Chứng khoán có giá là hình thức biểu hiên của tư bản giả, bản thân không có giá trị độc lập, là những bản sao bằng giấy tờ của tư bản thực. Những chứng khoán có giá mang lại thu nhập cho người sở hữu nên nó cũng là đối tượng mua bán và có giá cả. Thông thường trên chứng khoán có giá không ghi tên người sở hữu, do đó, có thể chuyển nhượng tự do từ người này sang người khác mà không cần có chữ kí của người chuyển nhượng. Trong lịch sử phát triển thị trường chứng khoán, lúc đầu chứng khoán được in bằng giấy nhưng dần dần được thể hiện dưới hình thức phi vật thể thông qua nghiệp vụ ghi chép kế toán bằng phương tiện điện tử.
Một chứng khoán tức là một sản phẩm tài chính có thể giao dịch trên thị trường.
Chứng khoán là một công cụ tài chính có giá trị, có thể mua bán và nắm giữ như tiền.
Chứng khoán là xác nhận bằng chứng chỉ (certificate), bút toán sổ sách (book-entry) hay dữ liệu điện tử thể hiện quyền và lợi ích về sở hữu tài sản hoặc phần vốn đối với các công ty cổ phần.
Chứng khoán thể hiện mối quan hệ sở hữu đối với công ty (được xem là cổ phiếu), thể hiện mối quan hệ chủ nợ (trái phiếu…) hay chứng khoán lai (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi) hoặc các loại quyền chọn.
Chứng khoán có các thuộc tính sau:
Thứ nhất, chứng khoán có tính thanh khoản, nghĩa là chứng khoán có thể được chuyển đổi thành tiền mặt;
Thứ hai, chứng khoán có tính sinh lời, nghĩa là chứng khoán có khả năng tạo thu nhập cho chủ sở hữu;
Thứ ba, chứng khoán có tính rủi ro, nghĩa là việc sở hữu, mua bán chứng khoán có thể làm giảm thu nhập của chủ sở hữu.
Phân tích kỹ thuật là gì ?
Rất đơn giản, phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư và tác động của các hành vi này vào diễn biến giá chứng khoán.
Có 2 dữ liệu chủ yếu cần để thực hiện phân tích kỹ thuật là
- Lịch sử giá chứng khoán và
- Khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định.
Các dữ liệu này giúp bạn xác định xu hướng thị trường, dự đoán biến động giá và tín hiệu Mua, tín hiệu Bán để đưa ra quyết định đầu tư đem lại kết quả cao.
Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản
Phân tích Cơ bản (“Fundamental Analysis”) chủ yếu là để xác định “giá trị hợp lý” của cổ phiếu.
Các chuyên gia phân tích cơ bản quan tâm nhiều đến mối quan hệ liên thông giữa
- Tình hình tài chính,
- Dự toán tài chính,
- Đội ngũ lãnh đạo,
- Triển vọng của doanh nghiệp và
- Tiềm năng tăng trưởng.
Dựa vào đó, các chuyên gia phân tích cơ bản đưa ra bản đánh giá về cổ phiếu so với các đơn vị trong cùng ngành và đưa ra kết luận xem cổ phiếu đang phân tích có định giá cao hay thấp hơn so với giá trị nội tại của nó.
Phần lớn các báo cáo phân tích cổ phiếu của các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng đầu tư được soạn lập dựa vào các phân tích cơ bản về công ty.
Chúng ta đánh giá cao các phân tích cơ bản này nhưng bạn cũng đồng ý với mình rằng cũng cần có một cách tiếp cận thực tế hơn và dễ nhận biết hơn.
Đó là việc nhận biết và phân tích cách thức mà nhà đầu tư sử dụng thông tin cơ bản đó như thế nào và quan trọng hơn là phải phán đoán được hành động giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường.
Hành vi này thường được xem là mang nhiều cảm tính hay “sentiment”.
Rất nhiều chuyên gia cho rằng đánh giá cảm tính của nhà đầu tư là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định giá cổ phiếu.
Mình tin rằng phân tích kỹ thuật là chìa khóa để giúp nắm bắt được hành vi của nhà đầu tư.
Một số nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích tin rằng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật có tính loại trừ nhau.
Các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán
Nhóm Chỉ báo Xu hướng giá
Nhóm chỉ báo phân tích kĩ thuật này cho biết xu hướng của giá cổ phiếu, đi lên hay đi xuống và không bị giới hạn bởi ĐỈNH và ĐÁY trong quá khứ.
Có thể hiểu ngắn gọn là dùng khi thị trường đã hình thành xu hướng – 20% thời gian.
Có 5 chỉ số xu hướng biến động giá quan trọng :
- Đường Trung bình Trượt Giản đơn: Simple Moving Averages (“SMA”)
- Đường Trung bình Trượt Cấp số nhân: Exponential Moving Averages (“EMA”)
- Chỉ số Biên độ Biến động Giá: Bollinger Bands
- Chỉ số Báo hiệu Giá đảo chiều: Parabolic SAR (PSAR)
- Sức mạnh bí ẩn của chỉ báo ADX
Nhóm chỉ báo kĩ thuật Dao động giá
Nhóm chỉ số này dịch chuyển lên xuống trong một biên độ nhất đinh dựa trên sự biến động
của giá cổ phiếu.
Dùng khi thị trường không có xu hướng rõ rệt – 80% thời gian giao dịch
Có 5 chỉ số dao động giá thông dụng:
- Trung bình Trượt Hội tụ và Phân kỳ: Moving Average Convergence and Divergence (MACD)
- Chỉ số Sức mạnh Tương đối: Relative Strengh Index (RSI)
- Chỉ số Lưu lượng Tiền: Money Flow Index (MFI)
- Chỉ số Stochatic Chậm và Nhanh
- Chỉ số Williams %R
Nhóm chỉ báo dựa trên khối lượng
Không giống như nhóm chỉ số xu hướng giá và chỉ số dao động giá, thay vì dựa trên giá
chứng khoán, các chỉ số này được xây dựng dựa trên khối lượng giao dịch. Do đó, các chỉ số này thường được trình bày phía dưới biểu đồ giá.
Có 2 chỉ số thông dụng dựa trên khối lượng giao dịch:
- Khối lượng
- Khối lượng + Trung bình trượt
Nhóm chỉ báo phân tích toàn năng
Có 2 công cụ chính với sự vượt trội được tách riêng ra là:
- Ichimoku Kinko Hyo
- Fibonancci
- Chỉ số sức mạnh giá ( RS )
Các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán Top 10 Chỉ Báo Phân Tích TA bạn cần chú ý
Chỉ số Báo hiệu Đảo chiều Parabolic SAR
Parabolic SAR là chỉ số xu hướng giá có thể giúp xác định khi nào thì bán cổ phiếu.
SAR được viết của cụm từ tiếng Anh “Stop And Reverse” tức là “Dừng và Đổi chiều” khi giá chứng khoán cắt đường Parabolic SAR,khi đó có thể xem xét bán cổ phiếu.
Bạn có thể xem đây như một công cụ kỹ thuật để hạn chế thua lỗ trong đầu tư của mình.
Đường Parabolic SAR sau khi chuyển hướng lên phía trên hay xuống phía dưới giá cổ phiếu, nó sẽ chạy chung với đường giá cổ phiếu cho đến khi cắt đường giá.
Khi dùng đường Parabollic SAR như một chỉ số cắt lỗ, bạn sẽ không bao giờ giữ cổ phiếu đó khi biết rằng chỉ số này đang cho tín hiệu là bạn nên bán cổ phiếu.
Tuy nhiên, chỉ số này cũng có hạn chế của nó đó là bạn có thể bán cổ phiếu trong lúc nó chỉ là một tín hiệu điều chỉnh – giảm giá tạm thời trước khi tiếp tục tăng cao hơn.
Sức mạnh bí ẩn của chỉ báo ADX
Một trong những công cụ quan trọng để xác định xu hướng thị trường là chỉ báo ADX.
ADX là một chỉ báo cực kỳ mạnh mẽ nếu ai biết cách sử dụng đều có thể nhìn ra được những gì diễn biến sắp tới trên thị trường mà các chỉ báo khác chưa phát ra tín hiệu.
Đây là một công cụ bổ trợ tuyệt với khi kết hợp nó với PSAR hoặc RSI….
- ADX là viết tắt của từ Average Directional Movement Index.
- Chỉ báo ADX được sử dụng để đo sức mạnh của xu hướng thị trường. Đây là một chỉ báo giao động, có giá trị từ 0 đến 100. Giá trị của ADX càng lớn thì xu hướng khi đó càng mạnh.
- Nếu chỉ riêng ADX thì nó không cho biết xu hướng tăng hay giảm. Tuy nhiên bên cạnh ADX luôn được đi kèm với các thành phần khác của nó là +DI và -DI, các thành phần này sẽ cho ta biết xu hướng chuẩn bị tăng hay giảm.
Đường trung bình trượt hội tụ và phân kỳ MACD
Đường Trung bình Trượt Hội tụ và Phân kỳ: Average Convergence and Divergence (“MACD”) là một chỉ báo phân tích kĩ thuật biến động giá nhưng nó không dịch chuyển trong một khoảng xác định.
Đường Trung bình Trượt Hội tụ và Phân kỳ MACD được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa hai đường trung bình trượt giá.
MACD thông thường được hiển thị bằng hai đường và một biểu đồ dạng cột.
Có hai dạng đường MACD phổ biến dựa trên 3 khung thời gian
- Khung thời gian: 26 ngày, 12 ngày và 9 ngày.
- Khung thời gian: 17 ngày, 8 ngày và 9 ngày.
Đường MACD thứ nhất có khung thời gian dài hơn sẽ ít biến động hơn đường MACD thứ hai với khung thời gian ngắn hơn và do đó sẽ ít tín hiệu mua hoặc tín hiệu bán hơn.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI
RSI – Relative Strength Index thường được gọi là Chỉ số sức mạnh tương đối
Đây là một chỉ báo phân tích kĩ thuật động lượng đo lường mức độ thay đổi giá để đánh giá các điều kiện QUÁ MUA hoặc QUÁ BÁN của thị trường.
Chỉ báo RSI được hiển thị dưới dạng bộ dao động (Oscillator) – là biểu đồ đường di chuyển giữa hai mức giới hạn từ 0 đến 100.
Đây là một trong những chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến nhất.
>>>>> Hợp tác đầu tư chứng khoán cùng nhà Đầu Tư quản lý tài khoản Chứng Khoán
Chỉ báo dòng tiền MFI
Nếu như bạn là fan hâm mộ các sản phẩm của ”nhà Táo” thì chắc hản biết tới ký hiệu ”MFI” Sau
Trong danh mục các chỉ báo phân tích kỹ thuật mà mình hay sử dụng cũng có một chỉ báo MFI tương tự..
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Money Flow Index là một chỉ báo phân tích kĩ thuật rất hiệu quả bằng việc sử dụng giá và khối lượng để xác định các điều kiện quá mua hoặc quá bán của một tài sản.
Vì lí do này, một số nhà phân tích kĩ thuật gọi chỉ báo MFI là chỉ báo RSI trọng khối.
Do chỉ số này đo lường cả biến động giá và khối lượng, chỉ số Lưu Lượng Tiền MFI cho phép
đo lường thị trường đang quan tâm nhiều hay ít đến cổ phiếu.
Chỉ số Stochastic Nhanh và Chậm
Stochastic Oscillator hay còn gọi đơn giản là Stochastic.
Đây là một chỉ báo phân tích kĩ thuật động lượng so sánh giá đóng cửa cụ thể với một phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định.
Chỉ báo Stochastic Oscillator sẽ cho chúng ta thấy thông tin về động lượng và cường độ xu hướng.
Chỉ số Stochastic Chậm là một chỉ số biến động giá bao gồm hai đường (Đường %K và
Đường %D) dịch chuyển lên xuống trong biên độ từ 0 đến 100.
Đường %K line di chuyển nhanh hơn. Đường %D di chuyển chậm hơn.
Thông thường, chúng ta có giá trị mặc định theo lý thuyết như sau:
- Stochastic trên 80: Quá mua (Overbought)
- Stochastic dưới 20: Quá bán (Oversold)
Chỉ số Wiliams %R
Có 3 điểm chính bạn cân nhớ về chỉ báo này:
- Chỉ số Williams %R là một chỉ báo phân tích kĩ thuật biến động giá.
- Chỉ số này tương tự như chỉ số Sức mạnh Tương đối RSI.
- Chỉ số này bao gồm một đường đơn dịch chuyển lên xuống trong biên độ 0 và 100.
Đây là một trong những chỉ báo xuất hiện sớm nhất và phổ biến nhất, thường được vẽ bằng
-
- Biểu đồ hình cột có màu xanh biểu thị khối lượng giá lên,
- Còn màu đỏ biểu thị khối lượng giá xuống, đi kèm với một đường trung bình giá.
Fibonacci: Một chỉ số hàng đầu
Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó. Công thức của dãy Fibonacci
Các phép tổng hợp Fibonacci này có số series là 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144…và đến vô tận. Điều rất thú vị là là các con số này có mối quan hệ bất biến với nhau.
Sau khi giá cổ phiếu duy trì chuyển động bền vững theo một hướng nhất định (tăng hoặc giảm), giá cổ phiếu có thể điều chỉnh trở lại trước khi bắt đầu di chuyển tiếp.
Chỉ số Fibonacci được dùng để dự đoán các mức giá hỗ trợ và các mức giá tương lai dựa trên khoảng cách mà giá đã dịch chuyển và các bước sóng của giá.
Con số Fibonacci thông dụng nhất trong phân tích kỹ thuật chứng khoán là con số 61,8% (thường được làm tròn 62%), 38% và 50%.
>>>>> Đầu tư chứng khoán đúng đắn, nghiêm túc – Hiểu mình Đầu tư gì bạn sẽ thành công
Chỉ số sức mạnh giá RS
Chỉ số sức mạnh giá được tính dựa trên % thay đổi giá của tất cả cổ phiếu trên thị trường trong một khoảng thời gian. Sau đó được lượng hóa về điểm số từ 1 đến 99 điểm.
Chúng ta có thể hiểu nôm na như sau :
Trên thị trường có 1000 mã cổ phiếu chúng ta bắt đầu tính % thay đổi giá trong 1 năm. Rồi sắp xếp lại tự cao đến thấp và bắt đầu chấm điểm từ thấp đến cao. Như vậy ở mức điểm 99 chúng ta có 10 mã và mã này nằm trong nhóm 1% cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường trong 1 năm.
Các chiến lược cụ thể:
- Nhận diện được thị trường giá xuống (điều chỉnh ) dựa trên chỉ số RS
- Lựa chọn ra danh mục cổ phiếu có tiềm năng hoặc đang dẫn đầu
- Thị trường chứng khoán được chia thành nhiều ngành. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định các ngành đang dẫn “sóng”.
Một khi các ngành dẫn sóng đã được xác định, các nhà đầu tư có thể tìm các cổ phiếu hàng đầu.
Đường trung bình trượt đơn giản SMA
Simple Moving Average (“SMA”) là một chỉ số phản ánh xu hướng giá.
Chỉ số này loại bỏ các biến động lớn của giá chứng khoán hàng ngày và tạo ra đường giá chứng khoán mềm mại hơn.
Cũng như các chỉ số kỹ thuật khác, đường trung bình trượt giản đơn được xây dựng dựa trên giá chứng khoán và do đó nó có độ trễ so với mức giá hiện tại.
Bạn có thể xây dựng đến 3 đường trung bình trượt giản đơn trên một biểu đồ và cũng có thể thay đổi khung thời gian cho mỗi đường.
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.
Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!