Hoạt động kinh doanh luôn hướng tới một mục tiêu tối thượng là lợi nhuận. Những khái niệm về lợi nhuận khá là rối rắm và phức tạp. Để có thể đánh giá được một cách đúng đắn về hướng đi hiện tại của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng một đại lượng trong kinh tế học đó là biên lợi nhuận. Vậy Biên lợi nhuận (Profit Margin) là gì? Cách biên lợi nhuận công ty tốt 2021, mời các bạn theo dõi bài viết này nhé.
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Khái niệm Biên Lợi Nhuận Là Gì?
Biên lợi nhuận có tên gọi Tiếng Anh là Profit Margin và chúng có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận. Hiểu một cách chi tiết thì đó là sự chênh lệch giữa giá bán của một sản phẩm và chi phí sản xuất cùng với chi phí tiêu thụ của chúng.
Biên lợi nhuận được sử dụng chủ yếu để so sánh nội bộ. Rất khó để so sánh chính xác tỷ lệ lợi nhuận ròng của các thực thể khác nhau. Việc sắp xếp hoạt động và tài chính của các doanh nghiệp cá nhân thay đổi rất nhiều bởi các thực thể khác nhau có các mức chi tiêu khác nhau, do đó so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty với nhau có thể có ý nghĩa rất ít. Biên lợi nhuận thấp cho thấy biên độ an toàn thấp: rủi ro cao hơn là doanh số bán hàng giảm sẽ giảm lợi nhuận và dẫn đến thua lỗ.
Biên lợi nhuận là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Sự khác biệt trong chiến lược cạnh tranh và kết hợp sản phẩm khiến biên lợi nhuận thay đổi giữa các công ty khác nhau.
Phân loại biên lợi nhuận Profit Margin
Biên lợi nhuận ròng
Biên độ lợi nhuận ròng trong tiếng Anh là Net profit margin được dùng để tính toán khả năng sinh ra dòng tiền cho toàn bộ doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao, doanh nghiệp càng thu về lợi nhuận ròng nhiều. Nếu chỉ số này không đạt chỉ tiêu như mong muốn, doanh nghiệp có thể đang gặp vấn đề về chi phí cho nhân sự, máy móc hay quản lý.
Tăng trưởng biên độ lợi nhuận ròng là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trẻ, vì thế mà cần kiểm soát tốt các yếu tố như chi phí phát sinh, lương cho nhân công… Tuy nhiên đến một lúc nào đó, biên độ lợi nhuận ròng sẽ bị bão hòa, vì vậy các doanh nghiệp cần thúc đẩy phát triển trong giai đoạn mới thành lập.
Công thức tính biên lợi nhuận gộp
Tính toán chính xác biên lợi nhuận gộp sẽ giúp công ty thiết lập được chính sách giá và có thể sử dụng kết quả này để đàm phán chi phí mua nguyên, vật liệu. Cụ thể công thức tính biên lợi nhuận gộp như sau:
Biên lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu (Đã trừ chi phí thuế) – Số tiền phải trả cho nguyên vật liệu (Đã trừ thuế)
Ngoài ra, bạn cũng cần biết thêm một công thức nữa:
Lợi nhuận gộp cận biên = (Lợi nhuận gộp : Doanh thu từ bán hàng) x 100%
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : /tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
>>>>> Muốn bán cổ phiếu có khi nào là không bán được không? Bán ra thì công ty đó mua hay người khác mua?
Biên lợi nhuận gộp
Với cách tính cũng giống như biên lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp hay Gross profit margin chỉ được áp dụng cho một sản phẩm, mặt hàng cố định.
Biên độ lợi nhuận gộp sinh ra để giúp doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác chi phí cần sản xuất cho sản phẩm đó cũng như mà lợi nhuận mà mặt hàng đó mang lại. Từ đó có thể vạch ra số liệu để thương thảo với nhà cung cấp dịch vụ sản xuất. Bên cạnh đó, thúc đẩy biên lợi nhuận gộp cũng góp phần gia tăng biên lợi nhuận ròng.
Công thức tính biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng thường phản ánh lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Do đó, người ta thường dùng chỉ số này để xác định khả năng sinh lời của công ty. Biên lợi nhuận ròng càng cao thì càng chứng tỏ rằng công ty có lãi và ngược lại.
Và công thức tính biên lợi nhuận ròng được thể hiện như sau:
Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp : Doanh thu (%)
Hiện nay, biên lợi nhuận được áp dụng chủ yếu nhằm so sánh nội bộ bởi sẽ rất khó để áp dụng biên lợi nhuận cho việc so sánh lợi nhuận ròng của các thực thể khác nhau.
Bên cạnh đó, việc so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty trong cùng ngành cũng không mang lại nhiều ý nghĩa. Lý do là bởi mỗi một công ty sẽ có quy trình hoạt động, phương pháp sản xuất khác nhau.
Do đó, biên lợi nhuận chỉ là một phương pháp định giá và kiểm soát chi phí của công ty. Mỗi một công ty sẽ đưa ra chiến lược cạnh tranh và sản xuất khác nhau nên biên lợi nhuận của các công ty thường không giống nhau.
>>>> Nhà đầu tư F0 là gì ? Để tồn tại trên thị trường Nhà đầu tư F0 cần hiểu rõ?
Lời Kết
Như vậy, Đầu tư là gì đã tổng hợp toàn bộ kiến thức liên quan tới biên lợi nhuận cho các bạn ở bài viết ngày hôm nay. Mong rằng với những thông tin trên bạn đã biết được biên lợi nhuận là gì. Nếu bạn mong muốn được tìm hiểu thêm bất kỳ chỉ số tài chính nào khác thì hãy quay trở lại với chúng tôi vào các bài viết sau nhé.
Lựa chọn đầu tư là ở mỗi người, nhưng lựa chọn đúng sẽ quyết định rất lớn đến thành công trong tương lai. Chúc các bạn thành công !
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.
Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả !