Trên thực tế, tiết kiệm quan trọng ở chỗ nó cung cấp tài chính cho đầu tư hiện vật. Như vậy, tiết kiệm là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để dành nguồn lực cho việc làm tăng khối lượng tư bản quốc gia và vì thế tạo ra khả năng sản xuất lượng hàng hóa ngày càng lớn hơn. Tiết Kiệm là gì? 10 lý do khiến bạn mãi tiết kiệm mà không thành công
TÓM TẮT BÀI VIẾT
- 1 Tiết Kiệm là gì?
- 2 Ý nghĩa gì cho cuộc sống con người
- 3 Ví dụ về các tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng
- 4 HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
- 5 Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
- 6 10 lý do khiến bạn mãi tiết kiệm mà không thành công
- 6.1 Vung tay quá trán
- 6.2 Liên tục bào chữa cho việc bạn có nhiều thời gian
- 6.3 “Thu không đủ chi thì nói gì đến tiết kiệm!”
- 6.4 Bạn quá sợ thất bại
- 6.5 Không nắm bắt cơ hội
- 6.6 Suy nghĩ của bạn chỉ trong một chiếc hộp
- 6.7 Không tối đa tiền lãi tiết kiệm
- 6.8 Không tự chủ
- 6.9 Không thiết lập lối sống cân bằng
- 6.10 Bạn chỉ đầu tư vào một thứ (hoặc không hề)
Tiết Kiệm là gì?
Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.
Tiết kiệm, trong kinh tế học, là phần thu nhập có thể sử dụng không được chi vào tiêu dùng. Các phương pháp tiết kiệm bao gồm việc bỏ tiền vào, ví dụ như, hoặc bằng tiền mặt. Tiết kiệm cũng bao gồm việc giảm chi tiêu, như giảm chi phí định kỳ.
Theo Hồ Chí Minh, tiết kiệm “là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”.
– Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng.
– Tiết kiệm là tích cực. “Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực”
>>>>> Sức mạnh tiềm thức là gì? 10 Lợi Ích Khi Vận Dụng Sức Mạnh Tiềm Thức bí ẩn của con người
Ý nghĩa gì cho cuộc sống con người
Người ta giàu vì biết lao động, giàu hơn nữa vì biết tiết kiệm chi tiêu. Xã hội phồn thịnh cũng bởi mỗi cá nhân biết chi tiêu đúng cách. Tiết kiệm là sử dụng hợp lý của cải, thời gian, công sức lao động một cách có hiệu quả. Người tiết kiệm là người biết cân đối, biết chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong sản xuất những vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác, làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước. Bởi thế, tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp và cần có ở mỗi người. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính tiết kiệm và xây dựng lối sống giản dị, tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí. Trong học tập, sắp xếp khoa học tránh lãng phí thời gian. Trong cuộc sống, biết bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động, sử dụng điện, nước hợp lí, tiết kiệm tiền bạc, của cải và thời gian. Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là tằn tiện quá mức mà phải chi tiêu hợp lí, đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ tốt nhất cho công việc và cuộc sống của mình. Người không có tính tiết kiệm không những có thể làm tổn thất của cải, vật chất của xã hội mà bản thân cũng dễ rơi vào cuộc sống nghèo khó.
>>>>> 1 Thói Quen Thay Đổi Cuộc Đời, Đổi Đời mà bạn cần phải có trong năm 2022
Ví dụ về các tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng
Ở Mỹ, các phương tiện tiết kiệm của ngân hàng đi kèm với bảo hiểm liên bang lên tới $ 250,000 cho mỗi người gửi tiền.
Tài khoản séc hay tài khoản giao dịch cung cấp quyền truy cập không giới hạn tới tiền gửi với lệ phí thấp hoặc không có lệ phí hàng tháng. Tiền được giao dịch thông qua chuyển khoản trực tuyến, máy rút tiền tự động (ATM), mua thẻ ghi nợ hoặc bằng cách viết séc cá nhân. Tài khoản séc trả lãi suất thấp hơn các tài khoản ngân hàng khác.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
Tài khoản tiết kiệm trả lãi suất tiền mặt không cần thiết cho chi phí hàng ngày nhưng có sẵn cho trường hợp khẩn cấp. Tiền gửi và rút tiền được thực hiện qua điện thoại, mail hoặc tại một chi nhánh ngân hàng hoặc thậm chí tại ATM. Lãi suất cao hơn so với việc tài khoản giao dịch.
Tài khoản thị trường tiền tệ yêu cầu số dư tối thiểu cao hơn, trả lãi nhiều hơn các tài khoản ngân hàng khác và cho phép rút tiền hàng tháng thông qua các đặc quyền viết séc hoặc sử dụng thẻ ghi nợ.
Giấy chứng nhận tiền gửi (CD) giới hạn quyền truy cập vào tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định để đổi lấy lãi suất cao hơn. Các điều khoản tiền gửi dao động từ ba tháng đến năm năm; thời hạn càng dài, lãi suất càng cao. CDs có hình phạt rút tiền sớm mà có thể hủy số tiền lãi kiếm được, vì vậy tốt nhất là giữ tiền trong CD trong toàn bộ thời hạn.
10 lý do khiến bạn mãi tiết kiệm mà không thành công
Vung tay quá trán
Những màn rủ nhau đi ăn uống, mua sắm tẹt ga sau giờ làm, đặt trà sữa từ các ứng dụng công nghệ là “kịch bản” thường thấy ở nhiều người trẻ chưa có gia đình. Vì “tôi đã vất vả cả tháng, tôi cần hưởng thụ thành quả lao động mình làm ra” nên đôi ba trăm ngàn hoặc cả triệu đồng bay đi trong tích tắc ngay sau khi lương vừa “về với ví”.
Chưa kể, trả nợ cho thẻ tín dụng hay những khoản đã vay mượn trong tháng cũng khiến bạn không còn dư đồng nào để mà tiết kiệm. Mọi lý do được đưa ra để tự bào chữa cho việc không thể quản lý tài chính đều nghe có vẻ rất chính đáng.
Liên tục bào chữa cho việc bạn có nhiều thời gian
Bạn nói dối chính mình. Thường xuyên lấy cớ vẫn còn nhiều thời gian để tiết kiệm hoặc làm việc. Tuy nhiên, việc bào chữa như vậy có thể làm mọi người vỡ mộng chỉ trong thời gian ngắn. Cuối cùng, bạn sẽ phải đối mặt với tình hình khó khăn thực tế. Và gánh chịu hậu quả cho những hành động trước đó của bản thân.
“Thu không đủ chi thì nói gì đến tiết kiệm!”
Thực ra, thu nhập thấp không phải “thủ phạm”, mà chính thói quen “làm đồng nào xào đồng nấy” và suy nghĩ “mình không thể tiết kiệm được” mới khiến bạn không thể tiết kiệm.
Để bắt đầu kế hoạch tiết kiệm, bạn cần nắm rõ số tiền bạn kiếm được và số tiền cần chi tiêu hàng tháng. Sau khi viết ra tổng thu nhập mỗi tháng, hãy ước tính tất cả các khoản cố định bắt buộc phải chi cho nhà ở, điện nước, thực phẩm, phương tiện đi lại… Sau đó, lấy số tiền mình có trừ đi số tiền phải chi để thấy khoản tiền tối đa mà bạn có thể để tiết kiệm được.
Bạn cũng có thể áp dụng công thức quản lý tài chính “6 cái lọ” (JARS system) của Harv Eker – người sáng tác 2 quyển sách bán chạy trên toàn thế giới là “Bí mật tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh”.* Phương pháp JARS chia thu nhập hằng tháng của bạn vào 6 chiếc lọ. Mỗi lọ sẽ có tên và chức năng nhất định gồm nhu cầu thiết yếu (55%), giáo dục (10%), hưởng thụ (10%), tự do tài chính (10%), tiết kiệm dài hạn (10%) và giúp đỡ người khác (5%). Mỗi khi có tiền (lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng, hoặc bất kể nguồn thu nhập nào…), bạn hãy chia khoản tiền này vào 6 cái lọ. Việc này cần được thực hiện đều đặn hằng ngày, hằng tháng như một thói quen.
Bạn quá sợ thất bại
Khi bạn quá sợ thất bại, bạn sẽ trở nên sợ hãi và không dám chấp nhận rủi ro. Trong giới kinh doanh và tài chính, bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thử một điều gì đó mới mẻ. Lấy từ kinh nghiệm của các doanh nhân thành công. Loạt phim bán chạy nhất Harry Potter lần đầu tiên bị từ chối bởi 12 nhà xuất bản trước khi đến tay của Bloomsbury. Nếu Rowling đã bỏ cuộc sau những lần từ chối và ngừng theo đuổi mục tiêu của mình, chắc chắn cô ấy sẽ không thể được như bây giờ.
Không nắm bắt cơ hội
Cơ hội luôn xuất hiện mọi lúc, mọi nơi nhưng để nắm bắt được thì bạn cần phải có sự chuẩn bị kĩ càng. Bạn bỗng được rủ tham gia một dự án khởi nghiệp nhưng lại không có vốn? Bạn có được cơ hội đi du học nước ngoài nhưng lại không đủ tiền trả học phí và sinh hoạt phí? Đó chính là lúc mà tầm quan trọng của những khoản tiết kiệm được thể hiện. Khi có một khoản tiền nhất định trong tài khoản, bạn sẽ tự tin để nắm bắt những cơ hội của mình.
Suy nghĩ của bạn chỉ trong một chiếc hộp
Nếu bạn không sẵn sàng để tiếp nhận những ý tưởng mới. Bạn truyền thống và quá “chắc chắn, an toàn, bạn sẽ kết thúc như đa số mọi người xung quanh. Ngược lại, nếu dám khác biệt và làm những điều mới mẻ, kết thúc của bạn có thể sẽ khác. Nhưng thành công luôn đi đôi với mạo hiểm!
Không tối đa tiền lãi tiết kiệm
Bạn hoàn toàn có thể tối đa hóa lợi ích khi gửi tiết kiệm bằng việc gửi tất cả các khoàn tiền nhàn rỗi vào nhiều sổ, với kỳ hạn khác nhau. Những khoản tiền nhàn rỗi lâu dài nên được gửi với kỳ hạn dài để hưởng lãi suất cao hơn. Với những khoản tiền bạn không chắc khi nào cần dùng tới, hãy sử dụng các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng trở xuống.
Không tự chủ
Phụ thuộc vào người khác chắc chắn không phải là một cảm giác dễ chịu. Bạn đã từng cảm thấy gò bó khi muốn mua sắm một món đồ lớn, nhưng lại cần hỗ trợ tài chính từ người thân? Bạn muốn tạm nghỉ việc để có thời gian tìm lại cân bằng cuộc sống và tìm kiếm công việc ưng ý nhưng lại không có tài chính để chi trả sinh hoạt hàng ngày? Một số dư lớn trong tài khoản sẽ khiến bạn tự tin và quyết đoán hơn trong mọi quyết định của bản thân.
Không thiết lập lối sống cân bằng
Theo đuổi những giá trị vật chất không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan. Hiện nay ngày càng có nhiều người theo đuổi lối sống tối giản của người Nhật, ngừng mua những gì không cần thiết và loại bỏ những vật không dùng đến. Lối sống đó sẽ giúp con người cảm thấy nhẹ nhàng và bình dị hơn. Tiết kiệm chính là con đường nhanh nhất để giúp bạn theo đuổi cách sống đó.
Bạn chỉ đầu tư vào một thứ (hoặc không hề)
Bạn có thể may mắn trúng jackpot với một khoản đầu tư duy nhất này. Nếu không tin vào trò may rủi, hãy tìm ra nhiều nguồn đâu tư khác nhau. Các nhà đầu tư thường khuyên: “Không nên bỏ trứng vào cùng một rổ”. Ngay cả khi bạn có chắc chắn về khoản đầu tư nào đó, hãy luôn xem xét khả năng xảy ra sự cố để tránh mất tất cả mọi thứ cùng lúc.
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.
Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!