Operating Cash Flow là gì ? Sự khác biệt giữa dòng tiền và lợi nhuận Hiểu ĐÚNG về lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD

NHÀ ĐẦU TƯ Là Gì ? – Suốt quá trình “lớn lên” của doanh nghiệp tuyệt vời, dòng tiền chính là “huyết mạch” của toàn bộ sự phát triển. Dòng tiền của doanh nghiệp thường đến từ các hoạt động kinh doanh chính, từ hoạt động đầu tư và từ hoạt động vay mượn tài chính. Chúng ta sẽ quan tâm tới dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính (Operating Cash Flow – OCF) vì đây chính là dòng tiền quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Vậy Operating Cash Flow là gì ? Sự khác biệt giữa dòng tiền và lợi nhuận? Bài viết dưới đây của Đầu tư là gì sẽ giúp bạn hiểu đúng về lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD. 

Operating Cash Flow là gì ?

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (tiếng Anh: Operating cash flow, viết tắt: OCF) là các dòng tiền thu vào – chi ra liên quan đến thu nhập và chi phí của doanh nghiệp và xảy ra thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là các dòng tiền thu vào – chi ra liên quan đến thu nhập và chi phí của doanh nghiệp và xảy ra thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh. Là thước đo lượng tiền mặt được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh thông thường của công ty.

Ý nghĩa
– Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là dòng tiền quan trọng nhất trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì nó thể hiện khả năng tạo tiền từ nội tại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu trả nợ, chia lãi cho các chủ sở hữu và gia tăng đầu tư.

– Ngoài ra, các thông tin từ dòng tiền của hoạt động kinh doanh kì này là cơ sở quan trọng cho việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ kì tới.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh OCF thể hiện ở Mã số 20, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Minh họa về OCF – Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Trong bảng Báo cáo tài chính, OCF được tính bởi 2 phương pháp tính toán:

  • Phương pháp trực tiếp
  • Phương pháp gián tiếp

Xác định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp trực tiếp, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh được lập trên cơ sở các khoản thu trừ đi các khoản chi cho hoạt động kinh doanh, các khoản thu chi được xác định căn cứ trên tài khoản vốn bằng tiền và các tài khoản đối ứng.

Tính OCF ở phương pháp trực tiếp thì chỉ cần trừ chi phí hoạt động khỏi tổng doanh thu.

OCF = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Theo cách này, tuy đơn giản và chính xác, nhưng không cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều thông tin về công ty, hoạt động của công ty hoặc các nguồn tiền mặt.

Có một nguyên tắc dễ nhớ về OCF là: Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mục nào tiền vào là dấu Dương, tiền ra khỏi là dấu Âm – được bỏ trong ngoặc

Xác định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường được thực hiện theo phương pháp gián tiếp – Tức là điều chỉnh thu nhập ròng thành tiền mặt bằng các chênh lệch các khoản như khấu hao, phải thu, hàng tồn kho.

Phương pháp gián tiếp sẽ làm rõ hơn về công ty các biện pháp kế toán và báo cáo tài chính. Nên các công ty thường sử dụng phương pháp gián tiếp

Phương pháp gián tiếp sẽ điều chỉnh thu nhập ròng cho những thay đổi các khoản không dùng tiền mặt như khấu hao & hàng tồn kho…

Công thức tính OCF gián tiếp:

OCF = EBIT + Khấu hao – Thuế

Dùng cách tính gián tiếp cho thông tin chi tiết hơn về doanh nghiệp của bạn. Cách tính này cho thấy rõ được biện pháp kế toán cũng như kết quả báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay hay áp dụng cách tính gián tiếp để biết OCF, biết rõ về lưu chuyển dòng tiền thuần.

Sự khác nhau giữa dòng tiền và lợi nhuận


Dòng tiền và lợi nhuận là hai khái niệm liên quan với nhau nhưng lại khác nhau.

  • Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra
  • Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Nhiều người sẽ  nghĩ rằng dòng tiền vào cũng là doanh thu và dòng tiền ra cũng như chi phí. Nhưng sự thật lại không phải vậy. Bạn có lợi nhuận chưa chắc bạn có tiền mặt (ví dụ như bạn bán nợ), có tiền mặt cũng chưa chắc sinh được lời.

Ví dụ: Bạn mở một cửa hàng, xong xuôi đâu vào đó bạn còn dư 300 triệu tiền vốn. Tháng đầu tiên bạn thu được 10 triệu tiền bán hàng. Anh bạn thấy bạn buôn bán có lời thế là liền đầu tư thêm cho bạn 200 triệu nữa. Vậy ở đây Dòng tiền vào = 200 + 10 = 210 triệu. Trong khi đó doanh thu của bạn chỉ có 10 triệu mà thôi.

Trên đây là những chia sẻ về Operating Cash Flow và Sự khác biệt giữa dòng tiền và lợi nhuận mà các bạn không nên bỏ qua. Hiểu rõ được các cơ chế và những ưu nhược điểm của phương thức đầu tư này sẽ cho bạn thu lại lợi nhuận cao hơn.

Hy vọng những chia sẻ của Đầu tư là gì sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc về cách mua hoặc bán cổ phiếu trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu Thông tin đầu tư sẽ giúp bạn đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn! Chúc các bạn đầu tư thành công!

Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết NHỮNG QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA TTCK VIỆT NAM BẠN CẦN BIẾT để hiểu hơn về Thị Trường Chứng Khoán nhé.

Lựa chọn đầu tư là ở mỗi người, nhưng lựa chọn đúng sẽ quyết định rất lớn đến thành công trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Ramses II Ramses The nice Points 1279-1213 BC

Content Symbols from Kingship Predynastic leaders Twenty-fifth Dynasty TÓM TẮT BÀI VIẾT1 HỌC ĐẦU TƯ …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366