Jesse Livermore là ai ? Tổng hợp nguyên tắc giao dịch cổ phiếu của Jesse Livermore cần biết khi đầu tư

NHÀ ĐẦU TƯ Là Gì ? – Khi nói đến đầu cơ chứng khoán mọi người đều nhắc đến Jesse Livermore và 21 quy tắc giao dịch trong đầu cơ cổ phiếu của ông. Jesse Lauriston Livermore nổi danh là một trong các nhà kinh doanh vĩ đại của thế kỷ 20. Chỉ một số ít người có khả năng kiếm được lợi nhuận lớn, hoặc mất tất cả, nhanh như Livermore. Được biết đến như một “con bạc trẻ liều lĩnh” bởi cách ông ta dám đầu cơ một lượng lớn cổ phiếu hoặc hàng hóa, Livermore đã sống theo theo đúng cách thức kinh doanh của mình – tiến hết sức lực về phía trước. Ông ta cũng rất nổi tiếng đối với giới nữ vì vẻ bề ngoài bảnh trai và cách sống hào nhoáng trong giàu sang của mình. Vậy Jesse Livermore là ai? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé !

Jesse Livermore là ai?
Jesse Livermore (26/7/1877 – 28/11/1940), ông nổi tiếng vào việc bán khống cổ phiếu vào những giai đoạn suy thoái 1907 và 1929. Trong khi hàng triệu NĐT thua lỗ giai đoạn khủng hoảng thì ông đã kiếm được những khoản lợi nhuận kết xù.

Khi 14 tuổi ông đã làm việc trong ngành chứng khoán với nhiệm vụ trông coi bảng giá niêm yết tại công ty Payne Webber. Ông là người ghi chép tỉ mỉ, nhờ thương vụ cùng người bạn lúc 15 tuổi và lãi 2/3 số tiền sau 2 ngày là 3.12 đô la lãi, đã đưa ông đến sự nghiệp đầu tư lâu dài.

Lúc 20 tuổi ông bị cấm giao dịch ở các công ty vì thắng nhiều quá, nên 22 tuổi ông đã đến Phố Wall. Ông cũng trải qua nhiều đợt phát sản và trở lại giàu có nhanh chóng. Thời điểm đỉnh điểm ông có gần 100 triệu USD (siêu giàu lúc bấy giờ).

Ông tự sát ngày 28/11/1940 bằng một phát súng ở khách sạn Sherry Netherland, Manhattan. Ông đã để lại nhiều di sản lớn cho thế giới đầu tư về phương pháp giao dịch, mà chúng ta còn dùng đến ngày nay.

Vậy nên Jesse Livermoređược xem là một trong những trader vĩ đại nhất từng sống trên thế giới. Và được biết đến với cái tên “Boy Plunger” (“Chàng trai nhào lặn”) sau khi lao vào giao dịch ở lứa tuổi thiếu niên, Jesse Livermore trở nên nổi tiếng nhờ cuộc đời đầy biến động và khả năng quay trở lại bến bờ thành công của ông hết lần này đến lần khác.

Cuộc đời của Jesse Livermore đã được ghi lại một cách không chính thức trong cuốn sách Reminiscences of a Stock Operator (tạm dịch: “Hồi ức của một nhà điều hành chứng khoán”) được viết vào năm 1923 của Edwin Lefevre, tập trung nói về triết lý và kỹ thuật giao dịch của một nhà giao dịch chứng khoán có tên là “Larrry Livingstone”, khiến mọi người không khỏi nghi ngờ về nhân vật thực sự đó là ai.

Di sản để lại của Livermore
Livermore mất hơn 60 năm về trước, và để lại cho thế giới kinh doanh 3 thứ:

  • Kinh doanh Chứng khoán (How to Trade in Stocks)

Cuốn sách “Kinh doanh Chứng khoán” của Livermore được đăng ký bản quyền năm 1940, năm mà Livermore chết. Được tin rằng ông viết cuốn sách này trong sự cố gắng tuyệt vọng nhằm kêu gọi vốn.

  • Hồi ký của người hoạt động chứng khoán (Reminiscences of a Stock Operator)

Không có thư viện kinh doanh nào mà không có cuốn sách này. Không có gì ngạc nhiên khi biết rằng nhiều tác giả hiện này vẫn thường xuyên trích dẫn nội dung của nó.

  • Di sản thứ 3 và là cuối cùng của Jesse Livermore cho thế giới chính là câu chuyện về cuộc đời ông.

Ở một khía cạnh ông là người đàn ông đáng kính trọng, người mà thanh toán cho các khoản nợ mà ông ta không chính thức có trách nhiệm phải trả.

Ở khía cạnh khác, ông ta cũng là nhà kinh doanh vĩ đại, người mà sẵn sàng dùng mọi phương thức hợp pháp để gia tăng cơ hội kiếm tiền của mình.

Chỉ một điều duy nhất mà các người ủng hộ cũng như chống đối ông đều đồng ý là ông thực sự đã là ông chủ thị trường.

Cuộc chơi của sự đầu cơ là cuộc chơi có sự quyến rũ lớn nhất trên thế giới. Nhưng nó không phải là cuộc chơi của những kẻ ngốc nghếch, kẻ lười động não, kẻ có sự cân bằng cảm xúc kém cỏi, và cũng không dành cho kẻ mạo hiểm tìm kiếm sự giàu có qua đêm. Bọn họ sẽ chết trong nghèo đói. (Trang 15).

Cẩn trọng đối với thông tin nội gián… tất cả các thông tin nội gián… vì nếu quả thật có khoản tiền dễ kiếm rơi ngoài đường, cũng chẳng có ai cầm lên bỏ vào túi của bạn. (Trang 58).

8 sai lầm của Jesse Livermore
Jesse Livermore trở thành một huyền thoại Trader. Không ai phủ nhận được điều đó, nhưng ông cũng là con người và đây là 8 sai lầm chết người của Jesse Livermore để chúng ta học hỏi mà tránh đi, để ít nhất không có kết cục bi thảm như ông.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

1. Để cho các lệnh lỗ chạy dài mà không cắt. Rất nhiều lần ông không cắt lỗ. “Chính xác rằng tôi đã làm 1 điều cực kỳ sai trái. Thị trường cô tông đã khiến tôi thua lỗ và tôi tiếp tục giữ các lệnh lỗ đó. Lúa mì cho tôi thấy lợi nhuận và tôi bán ngay lập tức. Đây là 1 trong các sai lầm trading điển hình của tôi. Hãy cố gắng bán ra những thứ bạn thấy lỗ, và giữ những thứ cho bạn lợi nhuận.” – Jesse Livermore

2. Giao dịch quá nhiều. “Thứ đã đánh gục tôi không phải là không đủ can đảm để tiếp tục cuộc chơi – mà là tham gia vào thị trường quá nhiều khi tôi cảm thấy rằng các lệnh trước đó chưa đủ thoả mãn.” – Jesse Livermore

3. Nghe theo các lời khuyên: “Dần dần tôi bắt đầu chấp nhận và tin vào các thông tin và con số của anh ta (Thomas – người chỉ điểm và cho Livermore các tin tức cơ bản để giao dịch), tôi sợ rằng tôi đang đi ngược lại với các tín hiệu trong hệ thống của tôi. Và một khi tôi phải thoát lệnh bởi vì Thomas khiến tôi nghĩ rằng tôi đã sai, thị trường lại đi đúng theo dự đoán của tôi. Đó đơn giản là cách tâm trí tôi hoạt động.” “Tôi đã tiêu tốn hàng triệu đô để học được rằng kẻ thù nguy hiểm của trader là sự yếu đuối của lập trường khi phải tiếp xúc với những người giỏi hơn mình về chuyên môn. Đừng bao giờ tin ai ngoại trừ bản thân bạn” – Jesse Livermore

4. Rủi ro phá sản: từ số lượng các lần Livermore cháy tài khoản và phá sản trong đời, có vẻ rằng ông chưa hiểu được rủi ro phá sản về mặt toán học dựa trên tỷ lệ thắng và sụt giảm tài khoản trên mỗi trade. Cộng thêm việc Livermore không có khoản tiền tiết kiệm phòng thân nào, tất cả đều bỏ vào giao dịch và mua sắm, tiêu pha, nên rất nhiều lần ông phải mượn tiền bạn bè khi phát sản để làm lại từ đầu.

5. Khối lượng lệnh không hợp lý: cách giao dịch của Livermore là theo kiểu “mồi nhử”: ông sẽ vào 1 vài lệnh nhỏ để nhử xem thị trường phản ứng ra sao. Nếu giá đi đúng hướng, ông sẽ nhồi thêm bằng các lệnh rất lớn, mỗi lần vào có thể nói là vào full tài khoản (all in). Nên nếu thắng sẽ ăn rất đậm, thua sẽ thua rất nặng. Cháy tài khoản là không thể tránh khỏi.

6. Kỷ luật chưa vững: Tất cả các tài liệu và sách đều viết rằng Jesse Livermore có vấn đề trong việc tuân thủ các kỷ luật do chính ông đặt ra. Khi đang ngồi tán gẫu với Bradley, chủ casino The Breakers tại Palm Beach, 1 trong những người bạn thân của Livermore, ông đã nói rằng: “Tôi rất thường xuyên phá vỡ các kỷ luật của mình. Nhưng trong cú sụp đổ vừa rồi (1929), tôi đã tuân thủ kỷ luật và đã làm tốt.”

7. Lối sống buông thả: Livermore xài tiền rất phung phí vào các lâu đài, nhà cửa, chuyến du lịch sang chảnh, trang sức cho người vợ Dorothy (trước đó là Nettie), mua sắm tất cả những gì tiền có thể mua được. Trong khi tiền phòng thân và tiết kiệm thì không có.

8. Rủi ro về tâm lý: Livermore bị stress và trầm cảm nặng, phần lớn từ lối sống buông thả với nhiều phụ nữ khiến gia đình tan vỡ. Quan trọng hơn là ông vẫn giao dịch trong khi bị trầm cảm, từ đó thua lỗ nặng nề. Trầm cảm nặng đã khiến Livermore phải tự sát.

21 nguyên tắc đầu tư chứng khoán để đời của Jesse Livermore:

  1. Chẳng có gì mới xảy ra trên thị trường chứng khoán.
  2. Không thể kiếm được tiền liên tục bằng cách giao dịch hằng ngày hay hằng tuần.
  3. Đừng tin tưởng vào ý kiến của bạn, cho đến khi vận động của thị trường xác nhận ý kiến đó.
  4. Thị trường không bao giờ sai.
  5. Số tiền thực sự tạo ra trong đầu cơ, thể hiện ngay ở những món lợi nhuận từ khi mới bắt đầu.
  6. Chừng nào cổ phiếu vận động đúng hướng, thị trường vận động đúng hướng, thì đừng vội vàng chốt lời.
  7. Đừng bao giờ cho phép những hoạt động đầu cơ mạo hiểm lan qua hoạt động đầu tư.
  8. Số tiền mất do đầu cơ là rất nhỏ so với số tiền những người được gọi là nhà đầu tư dành cho các thương vụ đầu tư.
  9. Không bao giờ mua một cổ phiếu bởi vì nó đã giảm nhiều so với mức giá cao trước đó.
  10. Không bao giờ bán một cổ phiếu bởi vì giá nó đã lên quá cao.
  11. Tôi sẽ mua cổ phiếu khi nó lên một mức cao mới, so với những nhịp điệu bình thường của nó.
  12. Không bao giờ bình quân giá xuống.
  13. Bản tính con người là kẻ thù lớn nhất của những nhà đầu tư trung bình hay nhà đầu cơ.
  14. Sự mộng tưởng cần phải loại bỏ.
  15. Những con sóng lớn cần thời gian để phát triển.
  16. Không tò mò về lý do đằng sau chuyển động giá.
  17. Dễ dàng hơn khi theo dõi một vài mã hơn là nhiều mã.
  18. Nếu bạn không kiếm được tiền từ cổ phiếu dẫn dắt, bạn sẽ không kiếm được tiền từ nơi khác hay toàn bộ thị trường
  19. Những cổ phiếu dẫn dắt hôm nay, có thể không phải là những cổ phiếu dẫn dắt 2 năm sau.
  20. Không phải đồng loạt các cổ phiếu sẽ đi lên hoặc đi xuống cùng thị trường, bởi vì sẽ có những cổ phiếu trong các nhóm cụ thể sẽ đi ngược thị trường chung.
  21. Rất ít người có thể kiếm tiền bằng cách nghe theo lời khuyên của người khác. Hãy coi chừng thông tin nội bộ. Nếu kiếm tiền dễ dàng đến vậy, không ai dại gì dâng tiền vào túi bạn.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo Mở tài khoản chứng khoán tại TCBS với thủ tục online 100% nhanh chóng đơn giản và phí giao dịch rẻ nhất hiện nay và có đội ngũ chăm sóc khách hàng nhiệt tình nhất.

Trên đây là những chia sẻ thông tin về Jesse Livermore là ai và tổng hợp 21 nguyên tắc giao dịch cổ phiếu của Jesse Livermore cần biết khi đầu tư mà các bạn không nên bỏ qua. Hiểu rõ được các cơ chế và những ưu nhược điểm của phương thức đầu tư này sẽ cho bạn thu lại lợi nhuận cao hơn.

Hy vọng những chia sẻ của Đầu tư là gì sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc về cách mua hoặc bán cổ phiếu trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu Thông tin đầu tư sẽ giúp bạn đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn ! Chúc các bạn đầu tư thành công !

Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết NHỮNG QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA TTCK VIỆT NAM BẠN CẦN BIẾT để hiểu hơn về Thị Trường Chứng Khoán nhé.

Lựa chọn đầu tư là ở mỗi người, nhưng lựa chọn đúng sẽ quyết định rất lớn đến thành công trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

Ready to consider polygamy dating?

TÓM TẮT BÀI VIẾT1 Ready to consider polygamy dating?1.1 Join the polygamy dating revolution today1.2 …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366