Các bạn thân mến,
Trên thị trường chứng khoán, một trong những chỉ báo hữu hiệu mà các trader tin dùng, đó là MACD. Việc kết hợp MACD hiệu quả cùng biểu đồ giá sẽ phân biệt được xu hướng thị trường cùng những điểm ra vào lệnh hợp lý. Vậy MACD là gì ? Bài viết hôm nay, Đầu tư là gì sẽ giúp bạn những thông tin về MACD và hướng dẫn sử dụng MACD từ cở bản đến nâng cao. Hãy cùng theo dõi nhé !
MACD – một chỉ báo cực kỳ phổ biến trong giới trading. Đây là chỉ báo có độ trễ lớn – nghĩa là giá đã đảo chiều một khoảng rồi, chỉ báo này mới thể hiện điều đó. Nhưng cũng vì thế nó sẽ đảm bảo đảo chiều đó là đúng, là hình thành một xu hướng mới.
Vậy MACD là gì?
MACD (Moving Average Convergence-Divergence) là một chỉ báo được phân loại là một dạng Momentum và theo xu hướng. Giá trị MACD không có giới hạn trên hoặc dưới, mà chỉ lấy giá trị tham chiếu 0 là tâm và di chuyển lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0. Chỉ báo MACD gồm 3 thành phần :
- Đường MACD : được tính giá trị từ đường EMA (12) và EMA (26)
- Đường tín hiệu MACD (Hay là đường EMA) : nó là đường EMA(9) của đường MACD
- MACD Histogram : là biểu đồ cột có giá trị bằng đường MACD trừ đi Đường tín hiệu MACD
Cấu tạo MACD:
So với RSI hay Stochtastic, MACD là chỉ báo có cấu tạo phức tạp nhất với 4 phần gồm:
- Đường MACD (đường màu xanh hay còn gọi là đường nhanh)
- Đường tín hiệu (signal line – đường màu cam) hay đường chậm
- Khu vực Histogram (hình biểu đồ thanh)
- Đường Zero dùng để tham chiếu giá, cho thấy sự khác biệt giữa đường MACD với đường đường tín hiệu
Công thức tính MACD:
- Đường MACD = EMA 12 – EMA 26
- Đường Signal = EMA 9 của đường MACD
- MACD Histogram = Đường MACD – Đường Signal
Trong đó đường EMA là đường trung bình động của giá
Ý nghĩa của các đường
- Đường MACD chính là thành phần cốt lõi của chỉ báo này, nó được tính toán từ sự sai biệt của 2 đường EMA có chu kỳ lần lượt là 26 và 12
- Đường signal (tín hiệu) là đường trung bình của đường MACD với thông số mặc định là 9
- MACD histogram là chênh lệch giữa đường MACD và đường signal
Ngoài ra để đầu tư chứng khoán đầu tiên các bạn phải mở tài khoản chứng khoán để có thể giao dịch. Mở tài khoản chứng khoán TCBS online nhanh chóng và dễ dàng tại: http://dautulagi.com/tcbs
Hướng dẫn sử dụng – MACD được dùng chủ yếu để xác định xu hướng (Trend) là sẽ đảo chiều hay tiếp tục:
Vì MACD dựa trên nền tảng đường trung bình (MA), do đó chúng ta có thể sử dụng MACD phân tích động lượng, tìm các điểm vào theo xu hướng và ở lại trong đó đến khi thấy động lượng suy giảm. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết xu hướng đổi chiều bằng MACD.
HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs
Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán
Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366
Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
1.Xác Định Xu Hướng Khi Đường MACD Cắt Mức Tham Chiếu 0
Tín hiệu xu hướng tăng khi đường MACD cắt lên mức 0, và tín hiệu xu hướng giảm khi đường MACD cắt xuống mức 0.
Phương pháp này tuy có độ trễ, nhưng nó được dùng để cũng cố tín hiệu đảo chiều xu hướng.
2.Xác Định Xu Hướng Với Đường MACD và Đường Signal (Tín Hiệu)
Để tránh nhầm lẫn cho người mới giao dịch khi xem các biểu đồ giá có dùng chỉ báo MACD, đó là về Đường Tín Hiệu (Signal) có nhiều cách gọi tên, như :
- Đường Signal (Tín Hiệu)
- Đường Tín Hiệu MACD
- Đường EMA
– Đường EMA mà bạn thường hay biết trong giao dịch là đường trung bình động được tính theo giá trên đồ thị.
– Còn đường EMA sử dụng trong chỉ báo MACD, là đường EMA(9) được tính theo đường MACD.
Xu hướng đảo chiều xảy ra khi 2 Đường MACD và Đường Tín Hiệu cắt nhau. Độ mạnh của xu hướng thể hiện qua khoảng cách xa nhau của 2 đường này.
Phương pháp này giúp ta phát hiện sớm tín hiệu đảo chiều của xu hướng.
Như hình trên, vòng tròn đỏ – ta có thể thấy sự phát hiện sớm sự đảo chiều, nhưng cũng vì quá sớm nên tín hiệu cũng dễ bị nhiễu – chữ nhật màu xanh.
Hình bên dưới minh họa thêm cho 2 phương pháp trên :
3.Xác Định Xu Hướng Với MACD Histogram
MACD Histogram chỉ đơn giản là sự khác nhau của MACD và đường tín hiệu MACD.
- Sư hội tụ : Đó là khi mà MACD histogram giảm chiều cao, nó báo hiệu cho sự suy giảm xu hướng trong thị trường, cảnh báo đảo chiều xu hướng.
- Sự phân kì : Là khi MACD Histogram tăng chiều cao, điều này xảy ra khi MACD tăng nhanh theo xu hướng hiệu tại, báo hiệu là xu hướng đó sẽ tiếp tục tăng mạnh.
4.Giao Dịch Với Tín Hiệu Phân Kỳ Của MACD
Tín hiệu phân kỳ của MACD xảy ra khi :
- Trong xu hướng giảm – nếu đường giá tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ và đường MACD tạo đáy mới cao hơn đáy cũ => đảo chiều xu hướng thành tăng
- Trong xu hướng tăng – nếu đường giá tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ và đường MACD tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ => đảo chiều xu hướng thành giảm
Trên đây là toàn bộ những chia về kiến thức về MACD và cách sử dụng MACD từ cơ bản đến nâng cao.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm hoặc tư vấn thêm về cổ phiếu thì có thể nhắn tin bên dưới để mình hỗ trợ. Bài học duy nhất mình đúc rút lại là đầu tư cho kiến thức là đầu tư rẻ nhất và hiệu quả nhất.
Nếu các bạn chưa biết cách đầu tư cổ phiếu như thế nào cho hiệu quả và muốn cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình thì đừng ngần ngại, hãy nhấc máy lên alo trưc tiếp cho em Hùng với số Hotline cũng như Zalo 0966.192.366.
*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.
Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả!