Tính giá trị nội tại của cổ phiếu để Chọn được Cổ Phiếu Tốt, Công ty Tốt Đầu Tư Chứng Khoán Lâu Dài

Biên độ an toàn là một yếu tố không thể thiếu của phương pháp đầu tư giá trị. Nguyên tắc này đã được sử dụng rộng rãi trong một thời gian bởi các nhà đầu tư nổi tiếng như Charlie Munger, Warren Buffett, Benjamin Graham, Peter Lynch. Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư mới trên sàn giao dịch chứng khoán thường đánh giá thấp tầm quan trọng của chúng và bỏ qua giá trị nội tại của một công ty khi đầu tư. Vậy giá trị nội tại của cổ phiếu là gì ?

Giá trị nội tại là khái niệm được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này. Giá trị nội tại có thể được hiểu là giá trị thực của một loại chứng khoán, khác với giá trị thị trường hay giá trị ghi sổ của loại chứng khoán đó. Giá trị nội tại bao gồm các biến số khác như nhãn hiệu, thương hiệu, bản quyền… mà các biến số này rất khó tính toán, định lượng, đôi khi không được phản ánh một cách chính xác qua giá thị trường.

Thông thường, cổ phiếu có ba loại giá: mệnh giá (là giá trị danh nghĩa, được ghi trong điều lệ công ty, hiếm khi thay đổi, theo quy định hiện nay là 10.000 đồng); thị giá (giá mua bán thực tế, thường biến động theo quan hệ cung cầu) và giá trị thực hay còn gọi là giá trị nội tại.

Giá trị nội tại không có hình thức riêng để tự thể hiện như mệnh giá hay thị giá. Giá trị nội tại tồn tại một cách khách quan, không ai có thể áp đặt, kể cả người sở hữu nó. Cơ sở khách quan của giá trị nội tại là toàn bộ giá trị tài sản hữu hình và vô hình đang phát huy tác dụng ở công ty phát hành. Do đó, giá trị nội tại còn phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp và là cơ sở kinh tế của thị giá. Thị giá tuy luôn biến động, nhưng thường xoay quanh giá trị nội tại, không thể thoát ly quá xa, quá lâu giá trị nội tại.

Thu nhập chủ sở hữu là gì ?
Thu nhập chủ sở hữu là số tiền mặt mà doanh nghiệp tạo ra cho chủ sở hữu. Để tính toán thu nhập của chủ sở hữu, các nhà đầu tư sử dụng công thức dưới đây:

Thu nhập chủ sở hữu = Dòng tiền hoạt động – Chi phí vốn bảo trì

Trong đó:

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Operating cash flow) là lượng tiền mặt mà hoạt động kinh doanh tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Chi phí vốn bảo trì (Maintenance capital expenditure) thường được gọi là CapEx, là chi phí cần thiết để doanh nghiệp duy trì các hoạt động sản xuất một cách bình thường, trơn tru nhất.
Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng báo cáo chi phí CapEx. Chính vì vậy, để đơn giản hóa, các nhà đầu tư thường sử dụng Thu nhập thuần của doanh nghiệp (Free Cash Earnings) để tính toán giá trị nội tại. Công thức tính tu nhập thuần như sau:

Thu nhập thuần = Dòng tiền hoạt động – Tổng chi tiêu vốn

Trong đó:

Tổng chi tiêu vốn (Total capital expenditure hoặc Payments for acquisition property, plant and equipment) bao gồm cả chi phí CapEx và các khoản tiền được sử dụng để phát triển doanh nghiệp (chẳng hạn như công nghệ, thiết bị, tòa nhà, …)

Xem thêm : Review Sách 100 lời khuyên đầu tư bất động sản khôn ngoan nhất – Donal Trump Tải Ebook Đầu Tư BĐS miễn phí

Ý nghĩa và cách xác định giá trị nội tại
– Giá trị nội tại thực sự hữu ích trong một số lĩnh vực. Một nhà phân tích hoặc nhà đầu tư có thể ước tính giá trị nội tại của một khoản đầu tư, tài sản, dự án hoặc một công ty thông qua việc sử dụng phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://dautulagi.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Đầu Tư Là Gì hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

– Giá trị nội tại có thể được tính toán bằng cách sử dụng phân tích cơ bản để xem xét các khía cạnh của một doanh nghiệp bao gồm cả yếu tố định tính, như mô hình kinh doanh, quản trị và các yếu tố thị trường mục tiêu, và yếu tố định lượng như các hệ số tài chính và phân tích báo cáo tài chính.

Giá trị kết quả được so sánh với giá trị thị trường để xác định liệu doanh nghiệp hoặc tài sản được định giá cao hay bị định giá thấp.

– Giá trị nội tại sử dụng các giả định và kết quả mang tính chủ quan. Một số nhà phân tích và nhà đầu tư có thể coi trọng vai trò của đội ngũ quản lí của một tập đoàn trong khi những người khác có thể xem thu nhập và doanh thu là tiêu chuẩn vàng.

Ví dụ

Công ty A có lợi nhuận ổn định, nhưng ban quản lí đã vi phạm pháp luật hoặc qui định của Chính phủ. Điều này dẫn tới việc giá cổ phiếu có thể sẽ giảm. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện phân tích tình hình tài chính của công ty, kết quả có thể cho thấy công ty đang bị định giá thấp.

Lưu ý

– Thị giá cổ phiếu biến động xoay quanh giá trị nội tại, song trong từng thời kỳ nhất định, thị giá có thể cao hơn hay thấp hơn giá trị nội tại. Giá trị nội tại là nhân tố cơ bản quyết định thị giá, nhưng ngoài nó còn có nhiều nhân tố khác ngoài tầm của doanh nghiệp như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước, thậm chí yếu tố tâm lý và sự đánh giá chủ quan của các nhà đầu tư cũng có tác động rất lớn.

– Về lý thuyết, nếu thị giá thấp hơn giá trị nội tại thì nhà đầu tư nên mua vào và ngược lại. Vì sau một thời gian, thị giá sẽ thể hiện đúng giá trị nội tại. Tuy nhiên, trên thực tế, đôi khi điều đó không xảy ra. Thêm vào đó, ngay cả ở những thời điểm được cho là rất lý tưởng để mua vào thì những nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể vẫn suy luận rằng, thị giá đã rất rẻ so với giá trị nội tại, so với thời điểm trước đây, nhưng có thể sẽ không rẻ so với ngày mai hay tuần sau. Điều này sẽ làm tăng độ lệch giữa thị giá và giá trị nội tại.

Xem thêm :

Cổ phiếu khuyến nghị là gì ? Danh Sách Cổ Phiếu Khuyến nghị cập Nhật liên tục ở đâu ?

Cách Đọc Một Bản Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Áp Dụng Trong Đầu Tư Cổ Phiếu Như Nào ?

Giá cổ phiếu biến động xoay quanh giá trị nội tại, song trong từng thời kỳ nhất định, thị giá có thể cao hơn hay thấp hơn giá trị nội tại. Giá trị nội tại là nhân tố cơ bản quyết

định thị giá, nhưng ngoài nó còn có nhiều nhân tố khác ngoài tầm của doanh nghiệp như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước, thậm chí yếu tố tâm lý và sự đánh giá chủ quan của các nhà đầu tư cũng có tác động rất lớn.

Về lý thuyết, nếu thị giá thấp hơn giá trị nội tại thì nhà đầu tư nên mua vào và ngược lại. Vì sau một thời gian, thị giá sẽ thể hiện đúng giá trị nội tại. Tuy nhiên, trên thực tế, đôi khi điều đó không xảy ra. Thêm vào đó, ngay cả ở những thời điểm được cho là rất lý tưởng để mua vào thì những nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể vẫn suy luận rằng, thị giá đã rất rẻ so với giá trị nội tại, so với thời điểm trước đây, nhưng có thể sẽ không rẻ so với ngày mai hay tuần sau. Điều này sẽ làm tăng độ lệch giữa thị giá và giá trị nội tại.

Hy vọng rằng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, các bạn đã hiểu hơn về giá trị nội tại và có thể áp dụng chúng vào chiến lược đầu tư chứng khoán của mình. Chúc các bạn thành công !

Trên đây là những thông tin về Đầu tư chứng khoán dành cho NĐT F0. Hy vọng những chia sẻ của Đầu tư là gì sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc về  thị trường chứng khoán Việt Nam. Để hiểu thêm về thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu Thông tin đầu tư sẽ giúp bạn đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn!

Nếu các bạn quan tâm về chứng khoán và muốn học đầu tư về chứng khoán. Liên hệ ngay số hotline 0966.192.366 , chúng tôi sẽ tư vấn nhiệt tình và giúp các bạn làm chủ được thị trường chứng khoán nhanh nhất có thể.

Lựa chọn đầu tư là ở mỗi người, nhưng lựa chọn đúng sẽ quyết định rất lớn đến thành công trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết NHỮNG QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA TTCK VIỆT NAM BẠN CẦN BIẾT để hiểu hơn về Thị Trường Chứng Khoán nhé.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Đầu Tư Là Gì để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả

Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Xem thêm

100 triệu đầu tư gì 2022 Xu Hướng Đầu Tư Tài Chính 2022 An Toàn Cổ Tức Cao Ổn Định

Tôi là nhân viên ngân hàng, không sành sỏi chứng khoán. Đồng nghiệp tôi gần …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0966192366